Phân biệt Trọng tài thương mại và Tòa án

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw xin chia sẻ với bạn về “Phân biệt Trọng tài thương mại và Tòa án” như sau:

Trọng tài thương mại và Tòa án là 2 trong 4 hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại của doanh nghiệp, dựa trên những nguyên tắc chung như tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự và đảm bảo sự độc lập của người tài phán. Tuy nhiên 2 hình thức này có những sự khác biệt rõ rệt trong việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại, mang những ưu điểm và nhược điểm riêng.

I. Cơ sở pháp lý

Luật Thương mại 2005

Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

Luật Trọng tài thương mại 2010

II. Nội dung

Tiêu chí

Trọng tài thương mại

Tòa án

Khái niệm

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện. Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

Tính chất pháp lý

Tổ chức phi chính phủ, một tổ chức mang tính chất xã hội – nghề nghiệp. không được nhà nước quyết định thành lập mà do các trọng tài viên đứng ra thành lập, phán quyết không bị ảnh hưởng bởi quyền lực nhà nước Cơ quan quyền lực nhà nước

Thẩm quyền

Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài:- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

– Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết hầu hết các tranh chấp nói chung tuy nhiên pháp luật quy định khi các bên có thỏa thuận trọng tài thì tòa án không có thẩm quyền giải quyết, phải từ chối thụ lý vụ việc để trọng tài giải quyết theo thỏa thuận của các bên.

Giai đoạn tố tụng

Phán quyết có tính chung thẩm, tức là xét xử 1 lần; không có kháng cáo, kháng nghị Có nhiều cấp xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm; bản án của Tòa án có thể xem xét lại theo giám đốc thẩm hoặc tái thẩm

Bảo mật thông tin

Đảm bảo bí mật Công khai, các bản án thường được công bố rộng rãi trước công chúng

Thủ tục

Trong trường hợp các bên đã có một thỏa thuận trọng tài bao gồm việc chọn trọng tài và quy định về thủ tục tiến hành trọng tài thì sẽ tiến hành theo thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thủ tục thường như sau:

– Thủ tục bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn gửi đến Trung tâm trọng tài:

– Chọn và chỉ định Trọng tài viên

– Công tác điều tra trước khi xét xử

– Chọn ngày xét xử

– Kết thúc xét xử

Tùy tổ chức trọng tài thì thủ tục này có thể thay đổi.

Thủ tục khi giải quyết tranh chấp tại tòa:

– Khởi kiện

– Hòa giải

– Xét xử sơ thẩm

– Xét xử phúc thẩm

– Thi hành án

Chế độ xét xử của tòa án là chế độ hai cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) bên cạnh đó còn các chế độ giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Vì vậy để một phán quyết của Tóa án có thể thi hành thường mất rất nhiều thời gian.

Thời gian và địa điểm

– Thời gian nhanh chóng

– Địa điểm do các bên lựa chọn, nếu không có thỏa thuận thì do Trọng tài viên lựa chọn, sao cho thuận lợi cho cả hai bên.

– Tố tụng tòa án phải trải qua nhiều bước nên thường mất thời gian hơn.

– Địa điểm: tại tòa án

HIệu lực phán quyết

Phán quyết trọng tài là chung thẩm, tức là phán quyết cuối cùng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phán quyết trọng tài bị Tòa án tuyên hủy theo quy định của pháp luật. Phán quyết của Tòa án thường có thể qua thủ tục kháng nghị, kháng cáo nên có thể thay đổi.

Bảo đảm thi hành phán quyết

Phán quyết trọng tài khác với phán quyết tòa án, nó không có một thể chế bảo đảm thực hiện. Việc thực hiện quyết định của trọng tài là sự lựa chọn của các bên. Tuy nhiên, bên cạnh các thiết chế cứng, phán quyết trọng tài cũng có các ràng buộc “mềm”, nghĩa là việc trốn tránh thực hiện phán quyết trọng tài có thể làm ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, phán quyết trọng tài cũng có thể được yêu cầu tòa án công nhận và thực thi. Phán quyết của Tòa án, một cơ quan quyền lực nhà nước được bảo đảm thi hành bởi các cơ quan thi hành án.

Ưu điểm

– Thủ tục tố tụng đơn giản, thuận tiền => tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian.

– Việc giải quyết tranh chấp được đảm bảo bí mật => doanh nghiệp bảo đảm được bí mật kinh doanh, danh dự, uy tín của mình

– Không bị giới hạn về mặt lãnh thổ

– Phán quyết có tính cưỡng chế cao

– Các bên có quyền kháng cáo khi bản án đã xét xử xong mà chưa được thi hành

– Chi phí thấp hơn so với hình thức trọng tài thương mại

Nhược điểm

– Chi phí cao

– Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án

– Thủ tục tố tụng dài, phức tạp, thời gian kéo dài lâu ảnh hưởng đến thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp

– Công khai xét xử không phù hợp tính chất bảo mật thông tin hoạt động kinh doanh, tâm lý của doanh nghiệp về uy tín, danh dự

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Phân biệt Trọng tài thương mại và Tòa án”hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.