Tuyên bố một người là đã chết theo quy định pháp luật

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Các trường hợp bị tuyên bố là đã chết” như sau:

Trong nhiều trường hợp, không thể xác định người đã chết về mặt sinh học thì phải xác định người chết về mặt pháp lý theo tuyên bố trong bản án hoặc quyết định của tòa án. Trong các trường hợp này thì ngày chết là ngày bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật.

I. Căn cứ pháp lý 

  • Bộ Luật dân sự năm 2015
  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

II. Nội dung 

1. Các trường hợp bị tuyên bố là đã chết 

Theo quy định tại Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015 trong bốn trường hợp sau, tòa án có thể tuyên bố một người là đã chết.

-Sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tực là người đó còn sống.

  • Trong trường hợp này việc tuyên bố một người bị mất tích tạm dừng năng lực chủ thể của họ được diễn ra theo hướng chấm dứt tư cách chủ thể của người đó.
  • Sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà không cần đòi hỏi thêm một thủ tục thông báo nào của tòa án cũng như của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó là đã chết

– Biệt tích đã 5 năm liền trở lên và không có tin tức là còn sống hay đã chết.

  • Thông thường khi một người biệt tích thì phải áp dụng các quy định về thông báo, tìm kiếm giống như trường hợp tìm kiếm người mất tích.
  • Sau 2 năm có thể tuyên bố mất tích, sau năm năm có thể tuyên bố là đã chết.
  • Thời hạn năm năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

– Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống

  • Không cần phải thông báo tìm kiếm trong trường hợp biệt tích trong chiến tranh.
  • Ngày chiến tranh kết thúc có thể quy định khác nhau: ngày chiến thắng, ngày tuyên bố chấm dứt chiến tranh, ngày ký hiệp định đình chiến, ngày tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh…

– Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày chấm dứt các sự kiện đó mà không có tin tức là còn sống.

  • Người bị tuyên bố là đã chết phải ở trong số người bị tai nạn: cư dân trong các vùng bị động đất, núi lửa, sóng thâng ….
  • Thông thường ngày được tính là đã chết là ngày xảy ra thảm họa, thiên tai đó.

2. Chủ thể có thẩm quyền yêu cầu tòa tuyên bố một người là đã chết 

Theo quy định nêu tại khoản 1 Điều 391 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,  chủ thể có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người đã chết như sau:

  • Người có quan hệ hôn nhân, gia đình với người bị tuyên bố chết: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi…
  • Người có quan hệ thừa kế với người bị tuyên bố chết: Người cùng hàng thừa kế của người này, người thừa kế của người bị tuyên bố chết…

3. Thủ tục yêu cầu tòa tuyên bố một người đã chết

 Bước 1: chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 2 Điều 391 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, hồ sơ nộp để yêu cầu Toà án tuyên bố một người là đã chết gồm:

  • Đơn yêu cầu (theo mẫu).
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh người này đã chết theo các trường hợp nêu trên: Bị biệt tích, đã bị tuyên bố mất tích trước đó, gặp thảm hoạ, thiên tai…
  • Giấy tờ nhân thân chứng minh bản thân là người có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, các giấy tờ chứng minh quyền, nghĩa vụ liên quan giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu tuyên bố đã chết (bản sao).

Bước 2: Nộp hồ sơ ra tòa

  • Toà án cấp huyện nơi người bị tuyên bố đã chết cư tru cuối cùng theo điểm a khoản 2 Điều 35 và điểm b khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
  • Toà án cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú, làm việc để giải quyết theo điểm a khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Bước 3: Tòa án xem xét thu lý đơn yêu cầu

  • 20 ngày sau khi thụ lý đơn yêu cầu: Toà án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin người bị yêu cầu tuyên bố đã chết với thời hạn trong vòng 04 tháng.
  • 20 ngày kể từ ngày hết hạn thông báo: Toà án mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Nếu chấp nhận đơn thì ra quyết định tuyên bố một người đã chết.

Như vậy, trung bình thời gian giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết thường kéo dài khoảng 06 tháng.

4. Hậu quả khi tuyên bố một người đã chết 

Điều 72 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, khi một người bị Toà án tuyên bố là đã chết thì quan hệ hôn nhân, tài sản của người này được giải quyết như với người chết:

  • Quan hệ hôn nhân: Hôn nhân chấm dứt (theo Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình).
  • Quan hệ tài sản: Chia tài sản của người bị tuyên bố là đã chết theo di chúc hoặc theo pháp luật.

5. lệ phí tuyên bố một người là đã chết

Theo danh mục án phí, lệ phí Toà án ban hành kèm Nghị quyết số 326/2016

  • Lệ phí yêu cầu Toà án tuyên bố một người đã chết là 300.000 đồng.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Các trường hợp bị tuyên bố là đã chết”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.