Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Đình công hợp pháp theo quy định pháp luật” như sau:
Trong quá trình lao động khi người lao động và người sử dụng lao động không có cùng quan điểm, ý kiến với nhau, để bảo vệ quyền lợi của người lao động pháp luật có quy định cho phép người lao động đình công hợp pháp.
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
II. Nội dung
1.Đình công
- Khái niệm về đình công được quy định tại Điều 198 Bộ luật lao động 2019
“Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.”
- Đình công là một phương thức mà tập thể người lao động thể hiện lập trường, quan điểm với người sử dụng lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp
2. Điều kiện tiến hành đình công
Bên tiến hành đình công là tổ chức đại diện người lao động, có tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, có quyền tiến hành đình công trong các trường hợp:
- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải
- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
3. Trình tự tiến hành đình công hợp pháp theo quy định pháp luật
Bước 1: Lấy ý kiến về đình công
- Chủ thể lấy ý kiến: lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
- Nội dung lấy ý kiến:+ Đồng ý hay không đồng ý đình công+ Phương án tiến hành đình công như: thời điểm, địa điểm phạm vi tiến hành đình công và yêu cầu của người lao động
Bước 2: Ra quyết định đình công và thông báo đình công
- Điều kiện ra quyết định đình công:Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công
- Chủ thể ra quyết định: Tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản
- Nội dung quyết định:
+ Kết quả lấy ý kiến đình công;+ Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;+ Phạm vi tiến hành đình công;+ Yêu cầu của người lao động;+ Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
- Trước 5 ngày làm việc, tổ chức đại diện người lao động và lãnh đạo đình công gửi quyết định bằng văn bản đến:+ Người sử dụng lao động+ Ủy ban nhân dẫn cấp huyện+ Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Bước 3: Tiến hành đình công hợp pháp
- Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Đình công hợp pháp theo quy định pháp luật”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
Gmail: Luatasklaw@gmail.com
Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622
Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Trân trọng và cảm ơn!