Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật” như sau:
Giao dịch dân sự là hoạt động có thể diễn ra ở mọi nợi trong mọi hoàn cảnh, giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015
II. Nội dung
1.Khái niệm giao dịch dân sự
- Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015
“Gia dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
- Tùy vào từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự, giao dịch dân sự theo quy định pháp luật.
- Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi ý chí của chủ thể tham gia giao dịch với mục đích và động cơ nhất định.
- Ý chí phải được thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức nhất định để các chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham giao vào một giao dịch dân sự cụ thể.
Giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, sự thiếu thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu.
2. Phân loại giao dịch dân sự
Thứ nhất là hợp đồng dân sự
- Hợp đồng dân sự là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
- Hợp đồng dân sự là loại giao dịch phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày.
- Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia trong dó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể như mua bán, cho thuê …
- Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận nhằm thống nhất ý chí chung của hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Thỏa thuận vừa là nguyên tắc, vừa là đặc trung của hợp đồng dân sự và được thể hiện trong tất cả giai đoạn của hợp đồng từ giao kết đến thực hiện hoặc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự.
Thứ hai hành vi pháp lý đơn phương
- Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Thông thường hành vi pháp lý đơn phương được xác lập theo ý chú của một bên chủ thể duy nhất như: lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế, …
- Có thể có nhiều chủ thể cùng tham gia vào một bên của giao dịch.
- Trường hợp hành vi pháp lý đơn phương phải đáp ứng điều kiện nhất định do người xác lập giao dịch đưa ra như: hứa thưởng, thi có giải,…
Thứ ba là giao dịch dân sự có điều kiện
- Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định, khi sự kiện đó xảy ra giao dịch hoặc hủy bỏ.
- Sự kiện được coi là điều kiện của giao dịch dân sự do chính người xác lập giao dịch định ra, phải là sự kiện thuộc về tương lại, và phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể trong giao dịch.
- Giao dịch có điều kiện phát sinh giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra,
- Giao dịch có điều kiện hủy bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là điều kiện xảy ra thì giao dịch bị hủy bỏ
Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật “, hy vọng sẽ có ích cho bạn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
Gmail: Luatasklaw@gmail.com
Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622
Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Trân trọng và cảm ơn!