Hiện nay sở hữu trí tuệ đang ngày càng được quan tâm đặc biệt là nhãn hiệu, một trong những đổi tượng sở hữ trí tuệ được đa phần các cá nhân, tổ chức đăng ký bảo hộ. Sau đây công ty Luật Asklaw xin đưa ra quan điểm về hạn chế của quy định pháp luật bảo hộ nhãn hiệu,
I. Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019.
II. Nội dung
1. Khái quát về nhãn hiệu
- Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009,2019 (LSHTT) quy định về khái niệm nhãn hiệu
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau“
Như vậy nhãn hiệu được xem là một chỉ dẫn thương mại dùng để phân biệt hàng hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân khác.
Nhãn hiệu thường được đặt ở vị trí dễ nhận biết trên một sản phẩm hàng hóa như bảo bì, hoặc sử dụng để quảng cáo hay trong các giấy tờ giao dịch thương mại.
- Điều 72 LSHTT quy định về điều kiện chung để nhãn hiệu được bảo hộ:
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Theo đó chỉ có những dấu hiệu nhìn thấy được và được thể hiện dưới các dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó,….mới được bảo hộ nhãn hiệu. Còn những dấu hiệu không nhìn thấy được như âm thanh, mùi hương thì không được bảo hộ làm nhãn hiệu. Đây là một trong những hạn chế của quy định pháp luật bảo hộ nhãn hiệu.
2. Hạn chế của quy định pháp luật bảo hộ nhãn hiệu
- Nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá thông tin sản phẩm, dịch vụ. Vậy nên các doanh nghiệp ngày càng coi trọng và đầu tư xây dựng nhãn hiệu sáng tạo, độc đáo, tạo dấu ấn trong lòng khách hàng. Để tạo ra những nhãn hiệu độc đáo mới lạ nhiều doanh nghiệp hướng tới sử dụng nhãn hiệu phi truyền thống như âm thanh, mùi hương. Tuy nhiên hiện nay âm thanh và mùi hương lại chưa được công nhận và chưa được pháp luật bảo hộ nhãn hiệu theo LSHTT
- Việc sử dụng dấu hiệu ấm thanh và mùi hương làm nhãn hiệu sẽ mang lại hiệu quả nhận diện thương hiệu cao hơn cho các doanh nghiệp, vì mùi hương và âm thanh tác động trực tiếp đến giác quan của con người, đánh thức những ký ức của khách hàng về sản phẩm phẩn, dịch vụ gắn với âm thanh và mùi hương đó.
- Ngoài ra ngày 14/1/2019 Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Tháng Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực ở Việt Nam. Hiệp định này yêu cầu các nước thành viên bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và khuyến khích bảo hộ nhãn hiệu mùi hương. Thời gian để Việt Nam thực hiện nghĩa vụ theo hiệp định này là 3 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, tức trong năm nay cần sửa đổi luật sở hữu trí tuệ để bảo hộ nhãn hiệu âm thanh.
3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
- Sửa đổi quy định pháp luật về điều kiện được bảo hộ nhãn hiệu: bổ sung dấu hiệu âm thanh và mùi hường.
- Ban hành các quy định và hướng dẫn để đánh giá khả năng phân biệt của âm thanh và mùi hương gắn với sản phẩm.
Có thể thấy quy định pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cũng như yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trên đây là nội dung về hạn chế của quy định pháp luật bảo hộ nhãn hiệu, hy vọng có ích cho Quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.
Địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại. 0962.976.053/024.6681.0622.
Trân trọng và cảm ơn!