Hòa giải trong tố tụng dân sự là gì

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw xin chia sẻ với bạn về “Hòa giải trong tố tụng dân sự là gì” như sau:

Trước khi phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự diễn ra, các bên đương sự sẽ được thông báo tham gia phiên hòa giải. Bài viết này sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin về Hòa giải trong tố tụng dân sự

I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

II. Nội dung

1. Khái niệm

Hòa giải trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành theo pháp luật tố tụng dân sự nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận, thương lượng với nhau về giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là các bên tranh chấp thông qua vai trò trung gian của Tòa án

2. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải hoặc vụ án được tiến hành theo thủ tục rút gọn.

– Những vụ án không được hòa giải bao gồm: Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

– Những vụ án không tiến hành hòa giải bao gồm: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng; Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

–  Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;

–  Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Kết quả của việc hòa giải

Có 2 kết quả có thể xảy ra sau khi tiến hành hòa giải:

Kết quả 1: Hòa giải thành công: Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

– Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

– Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

Kết quả 2: Hòa giải không thành: Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Hòa giải trong tố tụng dân sự là gì”hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.