Lao động tự do có đóng BHXH không?

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn Về Lao động tự do là gì? Lao động tự do có đóng BHXH không? như sau:

   Người lao động làm việc tự do có được tự đóng bảo hiểm xã hội không? Làm công việc tự do nên muốn tự đóng bảo hiểm xã hội thì phải làm như thế nào?

I.Cơ sở pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội  2014

Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND

Quyết định 2379/QĐ-UBND

II.Nội Dung

1. Lao động tự do là gì?

Hiện nay, chưa có định nghĩa về lao động tự do. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng đối tượng lao động không có giao kết hợp đồng lao động được gọi là lao động tự do (hay freelancer).

Từ cách hiểu này, đối tượng lao động tự do được xác định rất rộng.

Đơn cử, theo Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND về chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có xác định một số đối tượng lao động tự do như:

+ Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố;

+ Thu gom rác, phế liệu;

+ Bốc vác, vận chuyển hàng hóa;

+ Bán vé số lưu động;

+ Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ);

Còn tại Quyết định 2379/QĐ-UBND năm 2021 về thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì liệt kê một số đối tượng lao động tự do bao gồm:

+ Thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa.

+ Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm), lái xe công nghệ 02 bánh.

+ Bán lẻ vé số lưu động, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định.

+ Lao động giúp việc gia đình, lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non.

(Lưu ý: Trên đây chỉ liệt kê một số đối tượng lao động tự do không phải toàn bộ)

2. Lao động tự do có được đóng BHXH không?

Hiện hành, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có 02 loại hình BHXH gồm: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

Trong đó, NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;…

Như vậy, người lao động có giao kết hợp đồng lao động mới có thể tham gia BHXH bắt buộc.

Do đó, lao động tự do không tham gia BHXH bắt buộc nhưng có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Cụ thể, công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Lao động tự do có nhu cầu mua BHXH tự nguyện thì liên hệ cơ quan BHXH nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú) hoặc các đại lý thu BHXH, BHYT (UBND các xã, phường, thị trấn, Bưu điện) để được hướng dẫn thủ tục và lựa chọn mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện phù hợp với thu nhập của mình.

Theo Khoản 2, Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội  2014, mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do lao động tự do lựa chọn.

Trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/người/tháng) và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở (tương đương 29.800.000 đồng/tháng).

Trong mức đóng 22% này còn có khoản hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện của Nhà nước.

   Trên đây là thông  tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về Lao động tự do là gì? Lao động tự do có đóng BHXH không?, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.