Quy định pháp luật về cổ đông ưu đãi biểu quyết

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về Quy định pháp luật về cổ đông ưu đãi biểu quyết như sau:

Theo quy định pháp luật hiện nay có hai loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Trong cổ phần ưu đãi có cổ phần ưu đãi biểu quyết.

I. Căn cứ pháp lý

– Luật Doanh nghiệp năm 2020

II. Nội dung

1.Cổ phần ưu đãi biểu quyết 

– Cổ phần ưu đãi biểu quyết là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông

– Do tính chất đặc biệt của loại cổ phần này nên pháp luật quy định rất chặt chẽ về điều kiện nắm giữa cổ phần ưu đãi biểu quyết đó là:

“Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.”

– Theo đó chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữa cổ phần ưu đãi biểu quyết 

– Việc công ty cổ phần có cổ phần ưu đãi biểu quyết hay không là do công ty quyết định

– Pháp luật cũng không quy định số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết mà dành cho Điều lệ công ty quyết định

2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ đông ưu đãi biểu quyết là người nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết

– Quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết được quy định tại Khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020

“2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau đây:

a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”

– Để trở thành cổ đông ưu đãi biểu quyết trước hết phải là cổ đông

– Cổ đông ưu đãi biểu quyết cũng có các quyền khác như cổ đông phổ thông đồng thời họ có quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết được quy định trong điều lệ công ty

+ Quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông:

Căn cứ Khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Cổ đông ưu đãi biểu quyết có quyền tham dự, phát biểu trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do điều lệ công ty quy định.
  • Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định.

+ Quyền được nhận cổ tức

Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Khi công ty làm ăn phát triển, sinh lợi nhuận thì các cổ đông ưu đãi biểu quyết sẽ được nhận cổ tức. Mức cổ tức này sẽ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
  • Ngoài ra, khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

+ Quyền được tiếp cận thông tin:

Căn cứ Điểm đ và e Khoản 1, Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Xem xét, tra cứu trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
  • Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết đại hội đồng cổ đông.

-Vì đây là sự ưu đãi nên quyền ưu đãi này không thể chuyển nhượng cho người khác trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật được quy định tại Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020

“Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.”

Trên đây nội dung về Quy định pháp luật về cổ đông ưu đãi biểu quyết, hy vọng có ích cho Quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại. 0962.976.053/024.6681.0622.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.