Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw xin chia sẻ với bạn về “Quy định pháp luật về Tòa án kinh tế” như sau:
I. Cơ sở pháp lý
Luật Thương mại 2005
II. Nội dung
1. Khái niệm Tòa án kinh tế
Tòa án kinh tế là Tòa án chuyên trách thuộc hệ thống Tòa án nhân dân, được tổ chức ở Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Về mặt tổ chức, Tòa án kinh tế có Chánh tòa, Phó chánh tòa, các Thẩm phán và Thư kí tòa án.
Tòa án kinh tế của Tòa án nhân dân đảm nhiệm xét xử các vụ án kinh tế:
– Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh
– Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty
– Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, tín phiếu
– Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức Tòa án kinh tế
Ở trung ương
Trong toà án nhân dân tối cao bên cạnh toà phúc thẩm , toà hình sự, toà dân sự … có toà kinh tế là một trong các toà chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết các vụ án kinh tế.
Trong Toà phúc thẩm của toà án nhân dân tối cao có các thẩm phán kinh tế chuyên trách để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án kinh tế và giải quyết khiếu nại đối với quyết định của toà án cấp dưới về tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo qui định của pháp luật.
Ở địa phương
Chỉ có toà án nhân dân cấp tỉnh mới có toà kinh tế chuyên trách
Ở toà án nhân dân cấp huyện không có toà kinh tế chuyên trách mà chỉ có thẩm phán kinh tế chuyên trách giải quyết các vụ án kinh tế.
3. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án kinh tế
Thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp:
– Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng, trừ trường hợp có yếu tố nước ngoài.
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án kinh tế được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế, trừ trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện. Trong trường hợp cần thiết tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện.
Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ:
– Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế là tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú; trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản, thì tòa án nơi có bất động sản giải quyết.
Thẩm quyền của Tòa án theo lựa chọn của nguyên đơn:
– Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết vụ án;
– Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết vụ án;
– Nếu vụ án phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết vụ án;
– Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết vụ án;
– Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc cư trú của bị đơn giải quyết vụ án;
– Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án ở một trong các nơi đó giải quyết vụ án.
Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Quy định pháp luật về Tòa án kinh tế”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
Gmail: Luatasklaw@gmail.com
Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622
Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Trân trọng và cảm ơn!