Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về Quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau:
Hạn chế cạnh tranh là hành vi cạnh tranh có nội dung rất đa dạng luôn luôn có sự thay đổi tùy thuộc vào sự sáng tạo của các chủ thể kinh doanh, vậy nên các quy định của Luật cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh luôn là mối quan tâm cho các chủ thể kinh doanh.
I.Cơ sở pháp lý.
- Luật cạnh tranh 2018 số: 23/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018.
- Điều 6 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 07 năm 2014 quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
II.Nội dung.
1.Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Như vậy, có thể suy ra hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gồm các cấu thành sau đây:
- Tồn tại một thỏa thuận dưới bất kỳ hình thức nào: bằng văn bản hay thỏa thuận miệng, dưới dạng thức điện tử; công khai hoặc ngầm định;
- Chủ thể của thỏa thuận là các bên, nghĩa là ít nhất gồm 02 tổ chức, cá nhân có liên quan với nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.
- Việc thực hiện thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
2.Phận loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
-Thoả thuận hạn chế cạnh tranh được chia thành hai hình thức là:
+Thoả thuận theo chiều ngang (horizontal agreements)
+ Thoả thuận theo chiều dọc (vertical agreements).
Thoả thuận theo chiều ngang là thoả thuận giữa các doanh nghiệp cùng ngành hàng hoạt động trên cùng thị trường liên quan như thoả thuận giữa các nhà sản xuất hay giữa những nhà bán buôn hoặc giữa các nhà bán lẻ của những loại sản phẩm tương tự nhau. Thoả thuận theo chiều ngang được thực hiện giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau vấ có thể trực tiếp tăng khả năng khống chế thị trường của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận, điều đó làm tăng khả nằng của các doanh nghiệp ttong việc tính giá sản phẩm, dịch vụ của họ cao hơn mức giá thị trường và làm giảm phúc lợi xã hội. Thoả thuận theo chiều ngang phổ biến là thoả thuận liên quan đến ấn định giá mua bán hàng hoá, dịch vụ, phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường, thông đồng ttong đấu thầu, hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ. Các thoả thuận này được gọi là hard-core cartel – những thoả thuận gây nguy hại nhất cho cạnh ưanh làm cản trờ cạnh ưanh trên thị trường và bị xử lí theo nguyên tăc perse rule (mặc nhiên bị cấm khi cơ quan cạnh tranh xác định có hành vi thoả thuận theo chiều ngang đó xảy ra và không cần tìm hiêu các yếu tố khác).
Thoả thuận theo chiều dọc là các thoả thuận liên quan đến việc bán lại những sản phẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp do đó nó diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm như thoả thuận giữa nhà sản xuất với nhà phân phối. Thoả thuận theo chiều dọc diễn ra giữa các doanh nghiệp không phải là đối thủ của nhau mà là giữa các doanh nghiệp bổ trợ lẫn nhau và có thể là khách hàng của nhau. Vì thế, các thoả thuận theo chiều dọc thường không tạo ra khả năng khống chế thị trường.
3.Hành vi thỏa thuận hạn chế ạnh tranh bị cấm.
-Căn cứ theo quy định tại điều 12 Luật cạnh tranh 2018 về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và theo điều 11 thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì :
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan:
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật cạnh tranh 2018:
- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường:
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận;
- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận;
- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật cạnh tranh 2018 khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
4.Xử lý vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Theo Điều 6 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP thì bên cạnh những chế tài dân sự như bồi thường thiệt hại còn có chế tài hành chính như: phạt cảnh cáo, phạt tiền và cả các chế tài hình sự.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
- Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
- Buộc cải chính công khai;
- Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
- Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
- Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
- Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
- Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
- Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;
- Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
Gmail: Luatasklaw@gmail.com
Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622
Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận cầu giấy, thành phố Hà Nội.
Trân trọng và cảm ơn!