Rủi ro đặt cọc hợp đồng công chứng

Xin chào quý bạn đọc, cảm ơn các bạn đã quan tâm đến website của Asklaw (Asklaw.com.vn).

Hiện nay, với các bất động sản có giá trị lớn thì để đảm bảo an toàn người mua thường đề nghị đặt cọc bên phòng công chứng. Tưởng vậy là sẽ an toàn, nhưng không. Đằng sau khoản cọc đó vẫn tiềm ẩn rủi ro cao. lúc này người chịu thiệt sẽ là người bán. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến Quý bạn đọc những thông tin về “Rủi ro đặt cọc hợp đồng công chứng” trong giao dịch bất động sản

1.Ưu điểm cũng như rủi ro khi cọc hợp đồng

  • Đối với bên mua:

-Kiểm tra được pháp lý bất động sản trước khi giao dịch

-Nếu bên bán nhận cọc giấy tay nhiều người cùng một lúc thì hợp đồng cọc công chứng có lợi hơn

-Bên bán khó để đổi ý không bán hay bẻ cọc

-Được bảo vệ quyền lợi tối đa

  • Bên bán:

-Chứng minh được tính minh bạch của nhà đất trong giao dịch chuyển nhượng

-Rủi ro: Nếu bên mua bỏ cọc và đi mất, không quay lại thanh lý hợp đồng đặt cọc công chứng thì tài sản đó coi như “treo” không thể giao dịch được. Bên bán muốn trở về “tài sản sạch” thì hết hạn của hợp đồng đặt cọc công chứng, thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng phải mời thừa phát lại lập vi bằng và sau đó nộp hồ sơ kiện “ra tòa” khá mất thời gian.

2. Bẫy hợp đồng cọc công chứng như thế nào?

Trong Hợp đồng công chứng có 1 câu “nếu đến hạn ghi trong hợp đồng cọc, nếu hai bên không tiến hành việc mua bán thì đồng công chứng được tự thanh lý và hết hiệu lực.” chính vì câu đó nên bên bán yên tâm ra ký và nghĩ rằng khi bên mua không mua nữa thì mặc định là sẽ bị mất cọc và mình hoàn toàn có quyền tiếp tục bán bất động sản đó cho người khác.

Thực tế thì khi hết hạn hợp đồng cọc thì để nhà đất đó được tiếp tục giao dịch, bên bán nhà phải yêu cầu người mua cùng ra phòng công chứng, ký hủy hợp đồng đặt cọc công chứng đó, trường hợp bên mua không đồng ý ký hủy thì hồ sơ vẫn bị treo trên hệ thống và bên bán không thể bán sang tên cho người thứ ba được.

3.Tại sao bên mua không huỷ hợp đồng cọc công chứng

Sẽ sảy ra một trong các trường hợp sau:

  • Bên mua lướt cọc mà lướt không được không có tiền để công chứng sẽ chơi trò câu giờ. Ép khách bán cho xin lại tiền cọc mới chịu ra ký hủy công chứng hợp đồng đặt cọc nhà.
  • Bên bán không biết phải hủy hợp đồng công chứng cọc mới được bán cho người khác. Cứ nghĩ bên mua không mua nữa và đã quá hạn đặt cọc theo hợp đồng, thì mình cứ việc bán cho người khác, thế là đi nhận đặt cọc viết tay với bên thứ ba ( cũng có thể là người của bên mua cắm vào ). Và lúc này bên Bán rơi vào thế bí phải chấp nhận theo yêu cầu của bên mua.

Nếu thị trường hạ nhiệt thì đặt cọc công chứng sẽ là cái bẫy được dùng để thao túng người bán. Còn nếu bên bán muốn đơn phương hủy hợp đồng đặt cọc công chứng này thì chỉ có 1 nước duy nhất là khởi kiện ra toà. Mà đã ra toà thì cứ xác định trung bình 2 năm đến 10 năm mới xử xong nha.

Như vậy một khi đã kí hợp đồng đặt cọc công chứng mà bên đặt cọc có ý đồ thực hiện hình thức như trên. Nếu bên bán muốn chuyển nhượng tài sản bất động sản đó cho người khsc thì bắt buộc phải huỷ hợp đồng cọc công chứng này

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Rủi ro đặt cọc hợp đồng công chứng”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Xem thêm:

Luật Công chứng 2014

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.