Sở hữu độc quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw xin chia sẻ với bạn về “Sở hữu độc quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ  như sau:

Sở hữu độc quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
Sở hữu độc quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
  1. Cơ sở pháp lý
    • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019
  2. Nội dung

Việc độc quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ lafmoojt giải pháp nhằm bảo vệ sự sáng tạo của tác giả đối với các sản phẩm trí tuệ của minh. Khác với các lĩnh vực khác, sở hữu độc quyền mang tính riêng biệt nhưng không tuyệt đối mà vẫn có những trường hợp phải chuyển giao.

Khái niệm sở hữu độc quyền

Sở hữu độc quyền là chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ mới có quyền đối với tài sản trí tuệ đó, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với cây trồng.

Quyền sở hữu bao gồm 3 quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Sở hữu độc quyền cho phép chủ sở hữu là người duy nhất có cả 3 quyền năng trên. Các chủ thể khác muốn sử dụng thì phải có sự cho phép của chủ sở hữu và các chủ thể khác không thể chiếm hữu hay định đoạt đối với tài sản trí tuệ đó.

Ý nghĩa sở hữu độc quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Sở hữu độc quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đem lại ý nghĩa rất lớn:

– Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu: việc sở hữu độc quyền cho phép chủ sở hữu được quyền khai thác tài sản trí tuệ của mình, ngăn cấm các hành vi sử dụng, sao chép, bắt chước mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu và không có sự bồi hoàn xứng đáng cho họ. Từ đó khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu, tạo động lực cho tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật.

– Sở hữu độc quyền không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của chủ sở hữu tài sản trí tuệ mà còn khuyến khích sự sáng tạo của các chủ thể khác tạo ra những sản phẩm mới để có thể tồn tại, cạnh tranh giúp cho xã hội không ngừng phát triển.

– Sở hữu độc quyền góp phần giảm thiểu tổn thất cho chủ sở hữu, không phải đối mặt với thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của người khác gây ra.

– Sở hữu độc quyền sẽ giúp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ kiểm soát được chất lượng, giá trị của tài sản trí tuệ tránh được tình trạng xuất hiện tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng. Từ đó, người tiêu dùng có thể tiếp cận được giá trị đích thực của tài sản trí tuệ, được lựa chọn, sử dụng các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu.

Tuy nhiên, sở hữu độc quyền không tồn tại một cách tuyệt đối, vô thời hạn mà bị giới hạn trong phạm vi, thời hạn nhất định. Có những trường hợp ngoại lệ và giới hạn về thời hạn bảo hộ khiến chủ sở hữu không thể độc quyền sở hữu. Điều này thể hiện nguyên tắc “cân bằng lợi ích” trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ – nếu lợi ích công cộng cần được bảo vệ lớn hơn lợi ích của chủ sở hữu thì nhà nước phải ưu tiên bảo vệ lợi ích công cộng.

Nội dung cơ bản của nguyên tắc cân bằng lợi ích được thể hiện chủ yếu qua:

– Quy định giới hạn của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ về thời hạn bảo hộ;

– Các trường hợp sử dụng không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bít, trả thù lao;

– Trường hợp sử dụng không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao;

– Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

Các quy định trên tồn tại vì khi công chúng muốn tiếp cận tri thức thì lợi ích của chủ sở hữu và công chúng là mâu thuẫn nhau, cụ thể:

– Nếu chủ sở hữu chỉ quan tâm đến việc thiết lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu tuyệt đối của mình mà không nghĩ tới lợi ích của công chúng thì điều này sẽ trở thành rào cản ngăn cản sự khai thác các đối tượng này và tạo nên sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.

– Ngược lại, nếu công chúng chỉ chú ý đến nhu cầu thưởng thức hay khai thác các lợi ích kinh tế mà không bù đắp chi phí một cách thỏa mãn cho chủ sở hữu trí tuệ thì điều này sẽ không khuyến khích được sự sáng tạo.

Do đó, cần có các trường hợp ngoại lệ và giới hạn thời hạn bảo hộ để dung hòa quyền lợi giữa các bên. Mỗi bên sẽ phải hi sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lượi ích chung lớn hơn, tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Sở hữu độc quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.