Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Chính phủ quy định mức vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp trong nước hoạt động trong từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Quy định về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp đến Luật Doanh nghiệp 2020 đã không còn quy định là điều kiện bắt buộc mà mọi doanh nghiệp muốn thành lập phải đáp ứng. Tuy nhiên, với một số ngành nghề đặc thù thì quy định về vốn pháp định vẫn áp dụng.
- Danh mục cái ngành nghề cần có vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp
Cụ thể dưới đây là các ngành nghề yêu cầu cần có vốn pháp định khi thành lập, bao gồm:
– Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: Căn cứ điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
– Kinh doanh vận tải hàng không: Căn cứ điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
– Kinh doanh dịch vụ hàng không: Căn cứ tại điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
– Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng: Căn cứ điều 8 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
– Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố thông báo hàng hải: Căn cứ điều 8 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
– Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước, luồn hàng hải chuyên dùng: Căn cứ điều 12 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
– Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật: Căn cứ điều 20 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
– Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải: Căn cứ điều 22 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
– Kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Căn cứ điều 5 Nghị định 84/2016/NĐ-CP
– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: Căn cứ điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
– Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: Căn cứ điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
– Kinh doanh tái bảo hiểm: Căn cứ điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
– Kinh doanh môi giới bảo hiểm: Căn cứ điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
- Đặc điểm vốn pháp định
Vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp có các đặc điểm sau đây:
– Phạm vi áp dụng: Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. (Các ngành nghề được nêu trong danh sách)
– Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
– Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro.
– Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
– Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.
Căn cứ pháp lý: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-73-2016-ND-CP-huong-dan-Luat-Kinh-doanh-bao-hiem-sua-doi-315703.aspx
Trên đây nội dung về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp, hy vọng có ích cho Quý bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất. Địa chỉ: Số 3, ngách 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Số điện thoại. 0962.976.053.
Trân trọng và cảm ơn!