Thanh toán thuế GTGT nếu hợp đồng không quy định

Câu hỏi của Quý bạn đọc: Tôi (một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản) và hai khách hàng đã ký kết một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tuy nhiên trong điều khoản quy định về Giá chuyển nhượng và Nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí lại không thỏa thuận về nghĩa vụ thanh toán tiền thuế GTGT- VAT mà chỉ thỏa thuận như sau:

“1. Hai bên tự thỏa thuận giá chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất nêu tại Điều 1 của hợp đồng này là: 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng chẵn) tiền Việt Nam hiện hành; Trong đó:

– Ông N thanh toán: 1.000.000.000 VNĐ (một tỷ đồng);
– Ông M thanh toán: 1.000.000.000 VNĐ (một tỷ đồng).
2. Việc thanh toán số tiền nêu tại khoản 1 Điều này do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không yêu cầu Công chứng viên chịu trách nhiệm về việc thanh toán này.

3. Thuế thu nhập của Bên A do Bên A chịu trách nhiệm nộp và kê khai, lệ phí trước bạ, thuế phí và lệ phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Hợp đồng này do Bên B chịu trách nhiệm nộp và kê khai.”

Vậy xin hỏi luật sư, trong trường hợp này tôi có phải thanh toán tiền thuế GTGT không?

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Thanh toán thuế GTGT nếu hợp đồng không quy định”.

Bài viết này Luật Asklaw sẽ thông tin cho quý khán giả những thông tin liên quan đến khái niệm, bản chất của thuế GTGT, đối tượng nộp thuế, đối tượng thanh toán thuế GTGT ngay cả khi hợp đồng không có điều khoản thỏa thuận.

1. Căn cứ pháp lý.

  • Văn bản hợp nhất Luật Thuế GTGT 2016;
  • Luật Đất đai 2013;
  • Văn bản hợp nhất 67/VBHN-BTC 2019.

2. Giải quyết tình huống.

Để có thể trả lời được câu hỏi của Quý bạn đọc, trước hết ta cần tìm hiểu 4 nội dung lớn sau.

a. Bản chất của thuế GTGT.

Theo Điều 2 Luật Thuế GTGT 2016 định nghĩa về thuế GTGT như sau: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

Thuế GTGT (cùng với 3 loại thuế khác đó là: thuế TTĐB, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường) là loại thuế gián thu, có nghĩa nó là loại thuế mà người chịu thuế không đồng thời là người nộp thuế. Theo đó, người nộp thuế là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, nhà nhập khẩu và người chịu thuế là người mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Số tiền thuế được tính vào giá bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Người nộp thuế GTGT tức là các cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu chỉ thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Khi bán, cung ứng dịch vụ sẽ tính thêm vào giá sản phẩm thuế giá trị gia tăng.

Xây dựng Luật thuế GTGT sửa đổi để chống gian lận và chống thất thu thuế

b. Cách tính thuế GTGT theo quy định của pháp luật hiện nay.

Hiện nay, Luật Thuế GTGT quy định 2 phương pháp tính thuế đó là: phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 10 và Điều 11 Văn bản hợp nhất Luật Thuế GTGT 2016 có thể khẳng định rằng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ được tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Theo Khoản 1, Điều 10 Luật Thuế GTGT 2016 thì cách tích thuế theo phương pháp khẩu trừ được quy định như sau:
(Số thuế giá trị gia tăng phải nộp) = (Số thuế giá trị gia tăng đầu ra) – (Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ)
Trong đó:
Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.
Ví dụ:
+ Chi phí để tạo ra sản phẩm là: 100k
+ Bán sản phẩm cho khách hàng 1 với giá:150k
Thuế GTGT: 150k x 10%= 15k
Khách hàng 1 phải thanh toán: 155k
+ Khách hàng 1 bán cho khách hàng 2 với giá: 200k
Thuế GTGT: 200k x 10% = 20k
Khách hàng 2 phải thanh toán: 220k
=> thuế giá trị gia tăng phải nộp = 20k – 15k = 5k => Khách hàng 1 ban đầu phải thanh toán số thuế GTGT 15k nhưng lúc sau lại nhận lại được số thuế GTGT từ khách hàng 2 là 20k, như vậy người thực sự chịu thuế chỉ là khách hàng 2, tức người mua cuối.

c. Căn cứ vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên.

“1. Hai bên tự thỏa thuận giá chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất nêu tại Điều 1 của hợp đồng này là: 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng chẵn) tiền Việt Nam hiện hành; Trong đó:

– Ông N thanh toán: 1.000.000.000 VNĐ (một tỷ đồng);
– Ông M thanh toán: 1.000.000.000 VNĐ (một tỷ đồng).
2. Việc thanh toán số tiền nêu tại khoản 1 Điều này do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không yêu cầu Công chứng viên chịu trách nhiệm về việc thanh toán này.

3. Thuế thu nhập của Bên A do Bên A chịu trách nhiệm nộp và kê khai, lệ phí trước bạ, thuế phí và lệ phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Hợp đồng này do Bên B chịu trách nhiệm nộp và kê khai.”

Theo quy định tại:

  • Điều 6 Luật Thuế GTGT quy định về căn cứ tinh thuế VAT như sau: “Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất”. Vậy một trong những căn cứ tính thuế quan trọng nhất đó là giá tính thuế.
  • Khoản 10, Điều 3, Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất”. Vậy, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một hình thức của chuyển quyền sử dụng đất, nên giá chuyển nhượng quyền dụng đất là một hình thức của giá chuyển quyền sử dụng đất.
  • Điểm h, Khoản 1, Điều 7 Luật Thuế GTGT quy định về giá tính thuế như sau: “Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước”. Vậy, giá tính thuế là giá bán của bất động sản trừ, tức không bao gồm giá chuyển quyền sử dụng đất, vì vậy mà Khoản 10, Điều 7 Văn bản hợp nhất 67/VBHN-BTC 2019 quy định như sau “Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT

Vì thế có thể khẳng định rằng, giá tính thuế GTGT của hợp đồng này sẽ là:

giá chuyển nhượng – giá đất được trừ để tính thuế GTGT

2.000.000.000         –   X đồng ( X là giá đất được trừ để tính thuế GTGT)

Khi đó, số tiền thuế GTGT sẽ là: (giá tính thuế) x thuế suất

d. Dựa vào các giao dịch thực tế trên thị trường,

Không tính sự thỏa thuận của các bên, trên thị trường hiện nay, khi mua một loại hàng hóa hay sử dụng một dịch như như: đi ăn nhà hàng, xem phim… thì người mua hàng luôn phải chịu thuế VAT, đây cũng được coi là một minh chứng cho sự áp dụng đúng bản chất của thuế VAT cũng như quy định của Luật Thuế GTGT hiện nay.

Thuế VAT là gì? Chi tiết khái niệm thuế GTGT và các quy định liên quan

3. Tổng kết lại vấn đề.

Từ những phân tích ở phần 2, có thể khẳng định như sau: Trong một giao dịch, nếu không có sự thỏa thuận về nghĩa vụ thanh toán tiền GTGT thì bên mua hàng, sử dụng dịch vụ là bên thanh toán tiền GTGT, còn bên bán hàng, cung ứng dịch vụ chỉ có trách nhiệm nộp thuế GTGT (cái mà bên mua hàng, sử dụng dịch vụ đã thanh toán) cho cơ quan nhà nước. Do đó, bản chất của Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này chính là để bên mua xác nhận thanh toán tiền giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiền thuế GTGT.

Như vậy, đối với trường hợp của Quý bạn đọc, thì người có trách nhiệm thanh toán thuế GTGT là khách hàng (Bên B), công ty bạn (Bên A) chỉ có nghĩa vụ nộp thuế GTGT (cái mà bên A thanh toán) cho cơ quan nhà nước.

Xem thêm: https://asklaw.com.vn/cap-giay-phep-nhap-khau-theo-phap-luat-hien-hanh.html.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Thanh toán thuế GTGT nếu hợp đồng không quy định”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội..TrangChu – Asklaw.com.vn

Giới thiệu – Asklaw.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.