Thủ tục xin giấy phép hoạt động tư vấn du học

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về ” Thủ tục xin giấy phép hoạt động tư vấn du học “ như sau:

Thủ tục xin giấy phép hoạt động tư vấn du học
Thủ tục xin giấy phép hoạt động tư vấn du học

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Giáo dục 2019
  • Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ Việt Nam sửa đổi một số điều của nghị định 46/2017/NĐ-CP
  • Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/08/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động.
  • Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy định về các điều kiện đầu tư và những hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
  • Nghị định 86/2021/NĐ-CP Ngày 25/9/2021

II. Nội Dung

1. Hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm:

– Giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tư vấn lựa chọn trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học;

– Tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học;

– Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập;

– Tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, đưa cha mẹ hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

– Các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề tư vấn du học chỉ được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh như trên.

2. Đối tượng được phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Căn cứ Khoản 1 Điều 106 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

– Các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

– Tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Lưu ý: Tư vấn du học là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi đăng ký những mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong hồ sơ, doanh nghiệp cần ghi rõ cụ thể các văn bản pháp luật quy định về điều kiện cho ngành nghề đó.

3. Địa điểm hoạt động

Trụ sở doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Có địa chỉ xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường.
  • Không được đặt trụ sở tại chung cư, tập thể không có chức năng kinh doanh

Có hai phương án để đặt địa chỉ công ty: Sử dụng địa chỉ nhà riêng hoặc thuê địa chỉ để đặt công ty. (Một địa chỉ có thể được sử dụng để đặt nhiều công ty khác nhau)

4. Điều kiện thành lập

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, cần phải đáp ứng điều kiện về đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học như sau:

  • Có trình độ đại học trở lên;
  • Có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Yêu cầu số lượng nhân viên trực tiếp tư vấn du học tối thiểu là 02 người.

5. Hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn du học

Căn cứ Điều 108 Nghị định 46/2017/NĐ-CP và Khoản 44 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP, hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn du học bao gồm:

Tên tài liệu Nội dung chi tiết
Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (Asklaw soạn thảo)

 

– Mục tiêu, nội dung hoạt động;

– Khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài;

– Kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện;

– Phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;

Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học (khách hàng cung cấp)

 

– Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học;

– Kèm theo hồ sơ nhân viên tư vấn du học: Sơ yếu lý lịch, Giấy khám sức khỏe; Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

Hợp đồng thuê nhà có thời hạn trên 05 năm, kèm theo bản sao sổ đỏ hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương (nếu có)  
Hợp đồng liên kết với các trường bên nước ngoài (nếu có)  

6.Trình tự thực hiện.

Bước 1: Nộp hồ

Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có thể nộp hồ sơ online hoặc gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở chính kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ, tiến hành thẩm định trực tiếp tại địa điểm hoạt động tư vấn du học.

Cần trình diện nhân sự trực tiếp thực hiện tư vấn du học trong quá trình thẩm định.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, nếu hồ sơ đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện, Sở sẽ cấp giấy chứng nhận hoạt động tư vấn du học. Trường hợp chưa đáp ứng đủ điều kiện, Sở sẽ ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw vềThủ tục xin giấy phép hoạt động tư vấn du học, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.