Thừa kế với người mất năng lực hành vi dân sự

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Thừa kế với người mất năng lực hành vi dân sự “ như sau:

Việc thừa kế với người mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ khi thực hiện các giao dịch dân sự phải nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ đồng thời phải đáp ứng quy định về phạm vi đại diện mà pháp luật cho phép

I.Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

II.Nội dung

Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự 

– Theo quy định tại điều 22 BLDS 2015, người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi. Vậy nên người mất năng lực hành vi dân sự là người không có năng lực hành vi dân sự do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác, khiến họ không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Đây là điều kiện cần đối với một người mất năng lực hành vi dân sự.

– Điều kiện đủ để kết luận một người bị mất năng lực hành vi dân sự là việc Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

1.Quy định pháp luật về việc lập di chúc của người mất năng lực hành vi dân sự?

Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người lập di chúc như sau:

Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Quy định pháp luật tại điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự, Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  2. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự không được lập di chúc vì khi đó di chúc không hợp pháp do yếu tố minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc không được đảm bảo.

2.Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự

Người giám hộ là thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.

2.1 Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp không có người giám hộ khi pháp luật cho phép cá nhân lựa chọn người giám hộ thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định tại Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

– Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

– Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

– Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

2.2 Người giám hộ do cử, chỉ định

Người giám hộ do cử, chỉ định được quy định tại Điều 54 Bộ luật dân sự như sau:

  • Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
  • Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
  • Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.

Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

3.Người giám hộ quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự

Quy định pháp luật về thẩm quyền của người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự bao gồm quyền về quản lý tài sản, qua đó cho phép người giám hộ được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ liên quan đến lợi ích của người được giám hộ

Căn cứ vào Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản của người bị mất năng lực hành vi dân sự được giải quyết như sau:

Quản lý tài sản của người được giám hộ

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, người giám hộ có sẽ là người thực hiện quản lý tài sản của người được giám hộ và được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

4. Được thay đổi người giám hộ trong những trường hợp nào?

Căn cứ vào Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Thay đổi người giám hộ

1. Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:

a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật này;

b) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;

c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

2. Trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử, chỉ định người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật này.

3. Thủ tục thay đổi người giám hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Như vậy, có thể thay đổi người giám hộ trong các trường hợp nêu trên.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Thừa kế với người mất năng lực hành vi dân sự “, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.