Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 là gì?”.
Bài viết này Luật Asklaw sẽ thông tin cho quý khán giả những thông tin liên quan đến khái quát chung về ISO 45001: 2018, bố cục các điều khoản, lợi ích của tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 cũng như những điều kiện để có tiêu chuẩn này.
1. Khái quát chung về Tiêu chuẩn ISO 45001: 2018.
ISO 45001 là tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được công nhận và triển khai trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này đã được xuất bản vào năm 2018 để thay thế OHSAS 18001: 2007. ISO 45001: 2018 là Tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH & S). Giúp tổ chức trong việc ngăn ngừa thương tích và tổn hại sức khỏe .
ISO 45001: 2018 được định hướng áp dụng cho tất cả các loại hình và tính chất của bất kỳ doanh nghiệp, từ quy mô nhỏ – vừa – lớn. Tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 sẽ được tích hợp vào các quy trình quản lý riêng của doanh nghiệp.
Thống kê cho thấy ngay từ năm đầu tiên đã có 12.000 tổ chức sở hữu chứng chỉ ISO 45001: 2018. Một năm sau, con số này là đạt mức tăng trưởng 223%, tức thêm 26702 chứng chỉ nữa, tổng số lượng lên 38654 chứng chỉ trên toàn thế giới vào năm 2019. kết quả này giúp ISO 45001 sự chắc vị trí trong năm tiêu chuẩn hàng đầu về yêu cầu với hệ thống quản lý được sử dụng nhiều nhất toàn cầu.
2. Cấu trúc nội dung của ISO 45001: 2018.
Tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 được chia thành 10 điều khoản. ISO 45001: 2018 có cấu trúc rõ ràng xác định các yêu cầu phải đáp ứng khi áp dụng cho hệ thống quản lý OH & S.
- 1: Phạm vi.
- 2: Tham chiếu (đến các nguyên tắc liên quan, không có).
- 3: Thuật ngữ và định nghĩa.
– Plan (P): Plan là quá trình hoạch định các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, đánh giá ảnh hưởng của chúng, từ đó thiết lập các mục tiêu cần đáp ứng để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người lao động.
- 4: Bối cảnh của tổ chức.
- 5: Lãnh đạo và sự tham gia của người lao động.
- 6: Lập kế hoạch.
– Do (D): Do là hoạt động triển khai Plan được đưa ra ở bước 1. Việc thực hiện này cần được triển khai bởi những nhân sự đã được đào tạo nhận thức theo tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 để đảm bảo các bước thực thi đúng tiêu chuẩn.
- 7: Hỗ trợ.
- 8: Hoạt động.
– Check (C): Việc kiểm tra (Check) sẽ được thực hiện sau bước triển khai để đảm bảo tính hiệu quả khi áp dụng ISO 45001: 2018. Hoạt động này sẽ thông qua việc theo dõi, đo lường những việc làm đã được thực hiện cũng như tác động nó mang lại cho việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Với bước này, về cơ bản ta có thể xác định được việc thực hiện bước 1,2 có ảnh hưởng như thế nào? Ưu, nhược điểm ra sao, những thông tin này là bắt buộc cần có để thực hiện bước tiếp theo trong quy trình PDCA.
- 9: Đánh giá hoạt động.
– Action (A): Bước cuối cùng trong chu trình PDCA là Action, theo đó dựa trên các thông tin có được ở bước Check, doanh nghiệp sẽ có những hành động để cải tiến kết quả thực hiện ISO 45001: 2018, quá trình này sẽ diễn ra liên tục đến khi đạt được đầu ra như mong muốn.
- 10: Cải tiến.
3. Lợi ích của tiêu chuẩn ISO 45001: 2018.
– Giảm chi phí về tai nạn;
– Cải thiện khả năng đáp ứng với các vấn đề về tuân thủ pháp luật;
– Giảm chi phí đóng bảo hiểm;
– Giảm thời gian và chi phí cho việc gián đoạn vận hành;
– Giảm sự vắng mặt và tỷ lệ biến động nhân sự;
– Đạt được chứng chỉ ISO 450001: 2018 tiêu chuẩn quốc tế.
4. Những doanh nghiệp nên có chứng nhận ISO 45001: 2018.
Bởi vì:
– ISO 45001:2018 có thể được áp dụng cho bất cứ tổ chức nào mà không phụ thuộc vào quy mô. Dù doanh nghiệp <5 người hay >100 người thì đều có thể áp dụng;
-Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp từ sản xuất đến dịch vụ;
– ISO 45001:2018 không phải là một tiêu chuẩn cá nhân;
– Tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 đặc biệt cần thiết với những doanh nghiệp có quy mô lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro lao động cao;
– Doanh nghiệp có thể áp dụng 1 phần ISO 45001: 2018 vào quá trình quản lý của doanh nghiệp để cải thiện chất lượng môi trường làm việc của nhân viên. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nếu muốn xin chứng nhận.
Do đó, các doanh nghiệp nên có chứng nhận ISO 45001: 2018 như:
- Sản phẩm phục vụ giáo dục;
- Trang thiết bị y tế;
- Xây dựng, công trình;
- Vệ sinh môi trường.
5. Các bước để đạt chứng nhận ISO 45001: 2018.
– 1) Kế hoạch và sự đồng ý của ban lãnh đạo. Trước khi bắt đầu thực hiện áp dụng và chứng nhận ISO 45001: 2018. Doanh nghiệp cần có sự đồng ý và hỗ trợ của ban lãnh đạo. Lãnh đạo sẽ là người đưa ra quyết định; chiến lược và các hỗ trợ để thực hiện. Nếu không có sự hỗ trợ của lãnh đạo; Doanh nghiệp thường khó thành công trong việc đạt được chứng nhận ISO 45001: 2018:
– 2) Nhận biết các quy định pháp luật cho Doanh nghiệp. Bạn có biết các yêu cầu về an toàn; sức khỏe nghề nghiệp liên quan tới Doanh nghiệp mình? Đây là một phần quan trọng của ISO 45001: 2018. Công việc của bạn rất đơn giản. Hãy cố gắng tìm hiểu, nhận biết các quy định pháp luật liên quan tới công ty mình. Sau đó xây dựng kế hoạch và tuân thủ thực hiện chúng.
– 3) Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH & S. Hệ thống quản lý OH&S của bạn có áp dụng cho toàn bộ công ty của bạn hay chỉ một địa điểm của một công ty ? Điều này sẽ rất quan trọng để viết Chính sách OH & S và các mục tiêu. Nó cũng giúp bạn xây dựng kế hoạch thực hiện hệ thống quản lý OH & S tốt nhất.
– 4) Xác định, xây dựng các quy trình và thủ tục. Những quy trình và thủ tục nào cần được xác định để kiểm soát các mối nguy OH& trong công ty của bạn ? Làm thế nào bạn sẽ xác định được tất cả các mối nguy hiểm của bạn và các rủi ro liên quan đến chúng ? Đánh giá rủi ro sẽ làm như thế nào ? Kế hoạch bạn thực hiện công việc ra sao ? Những hồ sơ nào bạn cần lưu trữ ? Vâng, trên đây là các công việc tốn nhiều công sức nhất bạn phải làm. Nếu bạn không thể thực hiện chúng; tốt nhất là bạn nên sử dụng các đơn vị tư vấn. Giống như chúng tôi – ISOCERT. Các danh mục tài liệu; hồ sơ bắt buộc cần phải có. Doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi: Tài liệu và hồ sơ bắt buộc theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
– 5) Thực hiện các quy trình và quy trình OH&S. Bước tiếp theo là bạn cần áp dụng các quy trình đó vào thực tế. Các quy trình sẽ được thực hiện trong toàn công ty. Việc phân công trách nhiệm phải được nêu cụ thể ra. Vận dụng chúng bao gồm: thực hiện; kiểm tra; kiểm soát và đánh giá thường xuyên.
– 6) Đào kiến thức và hướng dẫn thực hành cho nhân viên. Làm thế nào nhân viên của bạn nhận thức được ISO 45001: 2018 là gì ? Tại sao họ lại phải thực hiện các quy trình trên ? Thực hiện các quy trình trên sẽ như thế nào ? Ghi chép ở đâu ? Lợi ích của chúng là gì ?. Công việc của bạn là phải thực hiện đào tạo cho họ. Hãy đào tạo cho họ nhận thức về ISO 45001: 2018; Cách hệ thống ISO 45001: 2018 hoạt động; Các quy trình, biểu mẫu, thủ tục trong Công ty. Việc đào tạo cũng thực sự quan trọng.
– 7) Vận hành hệ thống quản lý OH & S và lưu giữ hồ sơ. Quá trình vận hành sẽ được thể hiện bởi các hồ sơ bạn lưu trữ. Hồ sơ được ghi lại sẽ chứng minh hệ thống có hoạt động tốt không ?Từ đó sẽ biết các vấn đề cần sửa đổi, các điểm chưa phù hợp.
– 8) Đánh giá nội bộ. Đánh giá nội bộ là công cụ mà bạn sử dụng để kiểm tra từng quá trình của bạn. Việc đánh giá nội bộ sẽ giúp bạn biết được Hệ thống mình đang thiếu cái gì. Những yêu cầu nào của tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 chưa được thực hiện ? Sau đó doanh nghiệp cần thực hiện xem xét lãnh đạo để xem xét 1 lần nữa một cách tổng quát toàn bộ hệ thống. Kết quả đánh giá nội bộ là hồ sơ phải có để được đánh giá chứng nhận.
– 9) Xem xét lãnh đạo. Hệ thống quản lý OH & S của bạn có hoạt động như mong đợi không? Hệ thống có được thực hiện đúng và hiệu quả ? Doanh nghiệp cần thực hiện xem xét lãnh đạo để xem xét 1 lần nữa một cách tổng quát toàn bộ hệ thống. Kết quả xem xét lãnh đạo được coi là hồ sơ phải có để được đánh giá chứng nhận.
– 10) Hành động khắc phục. Có vấn đề nào trong hệ thống quản lý OH & S của bạn cần khắc phục không ? Bạn đã cải tiến các vấn đề chưa phù hợp ? Bổ sung những điều còn thiếu theo yêu cầu tiêu chuẩn chưa ? Bạn nên sử dụng quy trình hành động khắc phục của bạn để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Sau đó giải quyết nguyên nhân này bằng hành động khắc phục.
– 11) Lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO 45001: 2018. Doanh nghiệp cần chọn một tổ chức chứng nhận phù hợp với công ty của mình. Tiêu chí để lựa chọn tổ chức chứng nhận là phải tốt nhất cho doanh nghiệp. Thời gian thực hiện ? Quy trình thực hiện của họ ? Chi phí là bao nhiêu ? Doanh nghiệp nên lựa chọn theo tiêu chí này. ISOCERT có thể cam kết với khách hàng về việc lựa chọn 1 tổ chức chứng nhận ISO 45001: 2018 tốt nhất.
– 12) Đánh giá chứng nhận ISO 45001: 2018: Khi bạn đã sẵn sàng, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá. Việc đánh giá sẽ là xem xét hệ thống quản lý OH & S của bạn so với các yêu cầu của ISO 45001.Nếu hệ thống quản lý của bạn đáp ứng nhu cầu của các yêu cầu ISO 45001: 2018. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 45001: 2018.
Xem thêm:https://asklaw.com.vn/tieu-chuan-iso-22000-2018-la-gi.html
Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 là gì?“, hy vọng sẽ có ích cho bạn.
Thông tin liên hệ:
Gmail: Luatasklaw@gmail.com
Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622
Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội..TrangChu – Asklaw.com.vn