Trách nhiệm của người uống rượu bia gây tai nạn

Câu hỏi: Khoảng 22h15 phút tối 12/8/2022, xe ô tô 4 chỗ Honda City màu đỏ biển kiểm soát 30H-758.03 đã bất ngờ lao thẳng vào cây xăng trên đường Láng và đâm hàng loạt xe máy, nhân viên cây xăng khiến 8 người bị thương. Tài xế khai nhận 21h50 cùng ngày 12/8, sau khi uống bia tại 540 đường Láng đi về nhà, điều khiển xe ô tô đi hướng từ Cầu Giấy về Ngã Tư Sở.  Nồng độ cồn đo được đối với tài xế là 0,9 mg/lít khí thở, gấp nhiều lần mức cho phép. Vậy trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với tài xế như thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Asklaw, Luật sư tư vấn về trách nhiệm của tài xế uống rượu bia gây tai nạn như sau:

I. Căn cứ pháp lý 

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
  • Luật giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia số 44/2019/QH14 ngày 14/6/2019)

II. Nội dung 

1.Luật giao thông đường bộ

  • Hành vi của tài xế lái xe trong tình trạng say rượu đã vi phạm quy định cấm tại khoản 8, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

2. Trách nhiệm dân sự

– Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần này sẽ do các bên thoả thuận.

– Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

3. Trách nhiệm hình sự

Tài xế sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không  có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó tùy vào tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của 8 người bị thương trong vụ tai nạn mà tài xế sẽ bị áp dụng những mức hình phạt khác nhau.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Trách nhiệm của người uống rượu bia gây tai nạn”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.