Vấn đề về người giám hộ trong Bộ luật Dân sự 2015
Căn cứ: Luật Dân sự 2015;
Căn cứ: Luật Hộ tịch 2014.
1. Khái niệm “Giám hộ”
Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).”
2. Điều kiện của người giám hộ
Trường hợp 01: Cá nhân làm người giám hộ
Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có thể làm người giám hộ khi đủ các điều kiện sau:
“1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”
Trường hợp 02: Pháp nhận làm người giám hộ
Pháp nhận có đủ các điều kiện theo Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.”
3. Người được giám hộ
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 BLDS thì người được giám hộ bao gồm:
“1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.“
4. Thủ tục đăng ký người giám hộ
Thành phần hồ sơ như sau:
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ.
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ (trong giai đoạn chuyển tiếp).
- Giấy tờ phải nộp
+ Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu.
+ Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử.
+ Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký giám hộ
Thẩm quyền đăng ký giám hộ là Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ (Điều 19 Luật Hộ tịch năm 2014).
Trên đây là nội dung giải đáp của Asklaw về việc “Vấn đề về người giám hộ trong Bộ luật Dân sự 2015”, rất mong có ích cho Quý đọc giả. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw; Địa chỉ Số 64a ngõ Trại Cá, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; Điện thoại: 024.6681.0662/Email: info@asklaw.com.vn.
Trân trọng và cảm ơn.