Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Viên chức không được góp vốn thành lập công ty ” như sau:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Viên chức không có quyền thực hiện một số hoạt động kinh doanh.
I. Căn cứ pháp lý
- Luật viên chức 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2019
- Luật doanh nghiệp 2020
II. Nội dung
1.Quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp
- Quy định về viên chức góp vốn thành lập doanh nghiệp được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020:
“Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức“
- Khoản 2 Điều 17 luật doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo đó trường hợp viên chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp sẽ thực hiện theo quy định tại Luật Viên chức.
2. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh
Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định được quy định tại Điều 14 Luật viên chức 2010
- Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Theo quy định trên thì viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp nhưng không được quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Quy định này là hợp lý vì viên chức là người làm việc tại các đơn vi sự nghiệp công lập và đó là công việc chính của họ. Việc pháp luật quy định viên chức được góp vốn là tạo điều kiện để viên chức được đầu tư, kinh doanh, có thêm thu nhập. Tuy nhiêm viên chức lại không được điều hành, quản lý doanh nghiệp, vì muốn điều hành, quản lý doanh nghiệp cần bỏ thời gian, công sực điều này dễ khiến cho công chức lơ là trong công việc chính của mình hoặc tập trung vào công việc chính mà không có thời gian quản lý doanh nghiệp.
3. Viên chức không có quyền góp vốn thành lập công ty TNHH
- Theo các quy định pháp luật nêu trên, pháp luật không cấm viên chức góp vốn vào công ty, tuy nhiên viên chức không được thành lập hoặc quản lý, điều hành doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, khi tham gia góp vốn vào Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, viên chức sẽ trở thành Thành viên Hội đồng thành viên, và Thành viên Hội đồng Thành viên lại thuộc trường hợp người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
“Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty“
Qua các quy định trên viên chức không thể góp vốn thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Viên chức không được góp vốn thành lập công ty TNHH”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
Gmail: Luatasklaw@gmail.com
Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622
Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Trân trọng và cảm ơn!