Điều kiện bảo vệ người thứ ba ngay tình

Xin chào quý bạn đọc, cảm ơn các bạn đã quan tâm đến website của Asklaw (Asklaw.com.vn)

Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số kiến thức liên quan đến “Điều kiện bảo vệ người thứ ba ngay tình”,

1.Cơ sở pháp lý:

2. Khái niệm:

Theo quy định ti điều 180 BLDS năm 2015 Quy định việc chiếm hữu ngay tình : Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Như vậy, người thứ ba ngay tình là người chiếm hữu tài sản ngay tình thông qua một giao dịch dân sự vô hiệu mà họ không biết. Họ hoàn toàn trung thực khi tham gia giao dịch, họ không biết người giao dịch với họ không có quyền chuyển giao tài sản đó. Việc giao dịch dân sự vô hiệu không phải lỗi của họ.

Ví dụ: A ở nước ngoài gửi tiền cho B để mua 1 mảnh đất và nhờ đứng tên hộ, sau này về sẽ chuyển sang tên và có giấy thoả thuận. Vài năm sau đất lên giá B chuyển nhượng và sang tên mảnh đất cho C mà không được sự đồng ý của  A. C là người không quen biết, thân thích và không có thoả thuận với B. Trong trường hợp này C là người thứ ba ngay tình

Khái niệm giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật hiện nay

3. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình

Điều 133 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ về nội dung này, cụ thể :

  • Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
  • Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
    Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.
  •  Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Từ những quy định trên chúng ta có thể thấy rằng, để người thứ ba ngay tình được bảo vệ, cần các điều kiện sau:

  • Trước khi người thứ ba tham gia giao dịch dân sự thì đã có một giao dịch dân sự trước được xác lập, nhưng giao dịch trước đó đã bị vô hiệu
  • Người thứ ba xác lập giao dịch dân sự phải ngay tình
  • Tài sản đưa ra giao dịch phải được phép giao dịch
  • Người thứ ba có được tài sản thông qua giao dịch dân sự có đền bù

Như vậy, quy định mới tại BLDS 2015 đã bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản hoặc động sản phải đăng ký. Vấn đề mấu chốt để giao dịch dân sự với người thứ ba ngay tình được công nhận là tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Xem thêm:

Xử phạt cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

 

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Điều kiện bảo vệ người thứ ba ngay tình”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.