Sau khi tiến hành đầy đủ các thủ tục chuẩn bị, thông báo mời họp thì Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, để cuộc họp ĐHĐCĐ diễn ra phải đạt điều kiện theo quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 141 Luật doanh nghiệp quy định cụ thể như sau:
Lần một,
Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết. Điều lệ công ty có thể quy định tỉ lệ cụ thể.
Lần hai,
Trường hợp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất thì tiến hành triệu tập họp lần thứ hai.
Cuộc họp ĐHĐCĐ hai được tiến hành khi số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% số phiếu biểu quyết.
Lần ba,
Trường hợp lần thứ 2 vẫn không đủ điều kiện tiến hành. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần hai, cuộc họp ĐĐHĐCĐ được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
So với Luật doanh nghiệp 2005, thì tỷ lệ này đã giảm từ 65% xuống còn 51%.
Xét trường hợp doanh nghiệp có cổ đông lớn nắm 51% vốn thì chỉ cần sự có mặt của cổ đông này thì ĐHĐCĐ đã có thể bắt đầu. Đồng thời, nếu tỷ lệ cổ đông có mặt khoảng 78% trở xuống thì mọi quyết định tại Đại hội sẽ thuộc về cổ đông lớn nắm giữ 51% . Bởi với tỷ lệ thông qua là 65% trên số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự (vẫn giữ nguyên so với Luật cũ) thì một phiếu thuận của cổ đông nắm 51% vốn sẽ tương ứng với tỷ lệ 65.4% cổ phần tham dự (51/78=65.4).
Hay nói cách khác, cổ đông lớn nắm 51% vốn nếu muốn thì sẽ tìm cách giới hạn lượng cổ phần đến dự Đại hội dưới 78% để dễ dàng kiểm soát toàn phần Đại hội. Họ cũng chẳng phải lo nghĩ Đại hội bất thành bởi chỉ cần sự có mặt của 1 “ông lớn” này thì Đại hội chắc chắn được diễn ra.Có thể thấy, quy định mới đã nâng tầm cổ đông nắm quyền kiểm soát lên rất nhiều, nhất là trong trường hợp mẹ – con với việc công ty mẹ sở hữu từ 51% vốn.
Quý khách hàng có vướng mắc liên quan vấn đề trên; hoặc nhu cầu hướng dẫn chi tiết thực hiện họp ĐHĐCĐ, vui lòng liên hệ Asklaw hoặc Ls.Bảo: 0962.976.053!