Hình thức huy động vốn của doanh nghiệp

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Hình thức huy động vốn của doanh nghiệp”.

Bài viết này Luật Asklaw sẽ thông tin cho quý khán giả cái nhìn cơ bản nhất của hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp. Đồng thời giới thiệu cho quý khán giả về các hình thức huy động vốn phổ biến của doanh nghiệp hiện nay. Thông qua đó giúp chúng ta hiểu được vai trò của hoạt động này trong quá trình đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp. Cũng như giúp các doanh nghiệp biết và tận dụng khả năng huy động vốn của mình trong hoạt động phát triển công ty.

1. Cơ sở pháp lý.

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Văn bản hợp nhất Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017;
  • Luật Chứng khoán 2019.

2. Khái quát chung về huy động vốn.

Chúng ta có thể dựa trên khái quát về hoạt động huy động vốn của ngân hàng để hiểu về vấn đề huy động vốn nói chung và huy động vốn của doanh nghiệp nói riêng. Theo đó, huy động vốn là hoạt động kêu gọi vốn để tạo thành một nguồn vốn gọi là vốn kêu gọi, vốn kêu gọi là những giá trị tiền tệ do ngân hàng kêu gọi được từ những tổ chức triển khai kinh tế tài chính và những cá thể trong xã hội trải qua quy trình thực thi những nhiệm vụ tín dụng thanh toán, thanh toán giao dịch, những nhiệm vụ kinh doanh thương mại khác … Vốn kêu gọi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của ngân hàng.

Vậy huy động vốn là gì? Huy động vốn là các hoạt động của pháp nhân thương mại để tạo vốn cho hoạt động kinh doanh của mình dưới các hình thức. Ví dụ như: Vay vốn; huy động vốn; Phát hành, chào bán chứng khoán; Liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; Hình thành quỹ tín thác bất động sản…

3. Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp hiện nay.

Một số hình thức huy động vốn phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp có thể kể đến như:

Vốn góp ban đầu

Vốn góp ban đầu là phần vốn hình thành do các chủ sở hữu đóng góp khi thành lập doanh nghiệp. Hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp.

– Đối với doanh nghiệp Nhà nuớc, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước.

– Đối với doanh nghiệp tư nhân, vốn góp ban đầu là vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

– Đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, phần vốn góp ban đầu là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

– Đối với công ty cổ phần, vốn góp ban đầu là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp hiện nay

Huy động vốn từ lợi nhuận không chia

Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư.

– Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của Nhà nước.

– Đối với công ty cổ phần: Khi công ty để lại một phần lợi nhuận vào tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần. Nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty.

Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019, cổ phiếu được hiểu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận. Và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

Theo Văn bản hợp nhất Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 quy định tại Khoản 14, Điều 4 thì “cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.

Tín dụng ngân hàng có nhiều hình thức thể hiện như: hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay theo thời hạn mức tín dụng, thỏa thuận tín dụng tuần hoàn, cho vay đầu tư dài hạn,…

Huy động vốn bằng tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh với nhau dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Có ba loại tín dụng thương mại:

– Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu (gọi là tín dụng xuất khẩu) là loại tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

– Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (gọi là tín dụng nhập khẩu) là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi.

– Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu, các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới.

Cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại | Luận Văn 2S

Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Theo quy định, đối tượng được phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm:

– Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu là Công ty cổ phần và công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

– Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Quỹ đóng và Quỹ mở trong Quỹ đầu tư chứng khoán

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Hình thức huy động vốn của doanh nghiệp”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội..TrangChu – Asklaw.com.vn

Giới thiệu – Asklaw.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.