Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw xin chia sẻ với bạn về “Hợp đồng mua bán doanh nghiệp” như sau:

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

I. Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

II. Nội dung

1. Khái niệm hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân, hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp cổ phần chi phối, hợp đồng mua bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (gọi chung là hợp đồng mua bán doanh nghiệp) là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc phần vốn chi phối cho bên mua doanh nghiệp.

Bên mua doanh nghiệp có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp và có nghĩa cụ thanh toán cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

2. Đặc điểm

Chủ thể:

Chủ sở hữu doanh nghiệp (bên bán) và bên mua doanh nghiệp

Chủ sở hữu doanh nghiệp có thể là 1 các nhân, 1 pháp nhân hoặc nhiều cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân:

– Nhà nước có quyền bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;

– Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có quyền quyết định bán công ty TNHH một thành viên

– Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định bán doanh nghiệp tư nhân

– Đối với công ty thuộc sở hữu của nhiều chủ sở hữu như công ty TNHH hai thành viên trở lên, CTCP, công ty hợp danh thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp thuộc về các thành viên, cổ đông công ty

Bên mua doanh nghiệp có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp và đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Một số đối tượng bị cấm đồng thời là chủ sở hữu của hai doanh nghiệp bao gồm:

– Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên hợp danh của doanh nghiệp tư nhân khác.

– Một cá nhân chỉ có quyền thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân

Đối tượng:

Đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp hoặc cổ phiếu, phần vốn góp chi phối đẻ kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mua lại.

Doanh nghiệp được mua bán nghĩa là một bộ máy đang vận hàng mà người mua có thể tiếp tục sử dụng, khai thác để mang lại lợi nhuận nhanh nhất.

Việc mua bán doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển giao những quyền và nghĩa vụ gắn liền với chủ sở hữu doanh nghiệp và chuyển giao cả tư cách pháp lý của doanh nghiệp cho bên mua.

Hình thức

Hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải bằng văn bản

Nội dung của hợp đồng

Pháp luật không quy định những nội dung cụ thể trong hợp đồng mà để các bên tự do thỏa thuận. Tuy nhiên, nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp nên quy định các nội dung sau:

– Chủ thể: Cần ghi rõ thông tin của các bên như: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật, số CCCD/CMND (hoặc số hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật, mã số thuế doanh nghiệp, … theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

– Giá chuyển nhượng: Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng. Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

– Phương thức và thời gian thanh toán: Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt.

– Thỏa thuận về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, thời điểm chuyển rủi ro và thỏa thuận cụ thể về người quản lý, điều hành doanh nghiệp sau khi đã ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp.

– Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên: Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.

– Điều khoản ràng buộc trách nhiệm: Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao đối tượng của hợp đồng.

– Thời hạn thực hiện hợp đồng: Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.

– Điều khoản giải quyết tranh chấp: Tranh chấp có thể được đưa ra Tòa án có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết.

– Tuyên bố và cam kết của hai bên về tình trạng doanh nghiệp: Hợp đồng cần có điều khoản quy định bên bán phải khẳng định và cam kết về các khoản nợ của doanh nghiệp. Việc này nhằm hạn chế tranh chấp và rủi ro đối với bên mua.

Như vậy, các nội dung trên là những nội dung cơ bản cần có, ngoài ra doanh nghiệp cũng cần lưu ý những vấn đề khác như nguyên tắc hợp tác; phương án sử dụng lao động,…Khi thực hiện soạn thảo hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần tham khảo các quy định của pháp luật cũng như ý kiến tư vấn từ luật sư để tránh các tranh chấp xảy ra.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Hợp đồng mua bán doanh nghiệp”,  hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.