Luật cạnh tranh chi phối quan hệ mua bán doanh nghiệp

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw xin chia sẻ với bạn về “Luật cạnh tranh chi phối quan hệ mua bán doanh nghiệp” như sau:

Luật cạnh tranh chi phối quan hệ mua bán doanh nghiệp
Luật cạnh tranh chi phối quan hệ mua bán doanh nghiệp

I. Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Luật Cạnh tranh 2018

II. Nội dung

Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định:

“Điều 29. Các hình thức tập trung kinh tế
1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
a) Sáp nhập doanh nghiệp;
b) Hợp nhất doanh nghiệp;
c) Mua lại doanh nghiệp;
d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

4. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

…”

Theo đó, việc mua lại doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế. Bản chất của mua bán doanh nghiệp và các hình thức tập trung kinh tế khác là tăng thêm tư bản do hợp nhất nhiều tư bản.

Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Bỡi lẽ, việc hợp nhất các tư bản có thể dẫn đến phá vỡ cấu trúc cạnh tranh trên thị trường nên cần phỉa được Nhà nước kiểm soát qua chính sách, pháp luật cạnh tranh.

Pháp luật cạnh tranh phải quy định giới hạn để kiểm soát tập trung kinh tế nhằm đảm bảo không xâm phạm quyền tự do tập trung kinh tế nhằm đảm bảo không xâm phạm quyền tự do tập trung kinh tế của các nhà đầu tư đồng thời vẫn bảo vệ được cạnh tranh trên thị trường.

Pháp luật cạnh tranh quy định về việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế. Việc đánh giá này được thực hiện nhằm mục đích thẩm định xem hành vi của doanh nghiệp thuộc trường hợp nào tập trung kinh tế được thực hiện, tập trung kinh tế có điều kiện hay tập trung kinh tế bị cấm.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế nói chung hay việc mua bán doanh nghiệp nói riêng căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:

– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

– Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;

– Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;

– Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;

– Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;

– Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;

– Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

Nhà nước không cấm các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động mua bán doanh nghiệp nhưng sẽ kiểm soát việc mua bán doanh nghiệp, xem xét việc mua bán doanh nghiệp đó có dẫn đến việc hạn chế cạnh tranh trên thị trường hay không, có hình thành nên một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường và sẽ làm dụng các vị trí để thủ tiêu cạnh tranh gây hậu quả lớn cho nền kinh tế – xã hội.

Cơ quan có chức năng kiểm soát các vụ việc tập trung kinh tế và có thẩm quyền xử lý các vụ việc tập trung kinh tế vi phạm pháp luật là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Cơ quan này có nhiệm vụ kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế khi các bên tham gia vụ tập trung kinh tế đó đạt đến giới hạn pháp luật cạnh tranh đặt ra nhằm bảo vệ cạnh tranh trên thị trường.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Luật cạnh tranh chi phối quan hệ mua bán doanh nghiệp”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.