Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw xin chia sẻ với bạn về “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài” như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài

I. Cơ sở pháp lý

Luật Trọng tài thương mại 2010

Luật Doanh nghiệp 2020

Luật Đầu tư 2020

II. Nội dung

Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 có quy định:

“Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.”

Theo đó, trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau:

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại

Đây là loại tranh chấp phổ biến nhất thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài. Trong đó, các bên tranh chấp là các thương nhân thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ có thể vi phạm quyền, nghĩa vụ và phát sinh tranh chấp.

Phạm vi của hoạt động thương mại rất rộng. Bên cạnh những hoạt động đã được liệt kê cụ thể trong luật thì bất kỳ hoạt động nào khác chỉ cần thỏa mãn điều kiện nhằm “mục đích sinh lợi” cũng được coi là hoạt động thương mại và tranh chấp phát sinh từ các hoạt động này có thể được trọng tài giải quyết.

Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là tranh chấp này được các bên lựa chọn Trọng tài, giữa các bên phải có thỏa thuận đưa ra trọng tài giải quyết. Việc các bên lựa chọn trọng tài chính là trao thẩm quyền xét xử tranh chấp của mình cho trọng tài. Và chỉ cần các bên lựa chọn thông qua thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trong trọng tài không vô hiệu và có thể thực hiện trên thực tế.

2. Tranh chấp phát sinh giữa  các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại

Đây là trường hợp đặc biệt mà trọng tài có thẩm quyền ngay cả khi tranh chấp không phát sinh từ một hoạt động thương mại, với điều kiện là một trong các bên “có hoạt động thương mại”. Tuy nhiên, Luật không giải thích rõ khái niệm “bên có hoạt động thương mại” là thế nào và liệu bên đó phải thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên hay chỉ cần thực hiện hoạt động thương mại trong giao dịch xảy ra tranh chấp. Về vấn đề này, Luật thương mại quy định hai nhóm đối tượng có thể được coi là có hoạt động thương mại, gồm thương nhân và tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến thương mại

– Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh

– Tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến thương mại tuy không được định nghĩa cụ thể nhưng có thể hiều là gồm tổ chức, cá nhân không phải thương nhân nhưng vẫn tham gia hoạt động thương mại

Theo quy định này thì dù tranh chấp xảy ra không phát sinh từ hoạt động thương mại của tất cả các bên tranh chấp nhưng trong quan hệ tranh chấp thì có một bên hoạt động thương mại và hành vi trong giao dịch của chủ thể này là hành vi thương mại hoặc tranh chấp đó có liên quan đến hoạt động thương mại thì được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài

Quy định này đã làm thống nhất hệ thống pháp luật Việt Nam, giúp các quy định pháp luật đi vào thực tiễn:

– Luật Đầu tư 2020 quy định tại Điều 14 trọng tài là một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam

– Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Trọng tài là một trong hai cơ quan có thẩm quyền xem xét, hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp Luật định

Qua đó, trọng tài có thẩm quyền giải quyết nhiều loại tranh chấp, khiến hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ hơn

Như vậy, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp được quy định trên nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện được trên thực tế. Để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

– Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.