Không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw xin chia sẻ với bạn về “Không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm” như sau:

Việc không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm là rất đáng phê phán, tuy nhiên để xem xét họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và cơ bản là phải đáp ứng những yếu tố cấu thành nên tội phạm

Không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm
Không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm

I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015

II. Nội dung

1. Quy định pháp luật về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm

Tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội danh này như sau:

“Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

2. Dấu hiệu pháp lý của tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm

Khách thể của tội phạm

– Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đã gián tiếp xâm phạm đến tính mạng của người khác. Do đó khách thể trực tiếp của tội phạm này là xâm phạm quyền nhân thân – quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Trong trường hợp này, người phạm tội đã không tuân thủ xử sự cứu giúp người khi họ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

– Ngoài ra, tội phạm này còn xâm phạm đến trách nhiệm xã hội của công dân, trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức, ý thức của con người trước tính mạng của người khác

Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có điều kiện mà không cứu giúp (không hành động phạm tội)

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội:

– Làm nạn nhân chết

– Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc

Chủ thể của tội phạm:

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự

– Ngoài ra, chủ thể của tội phạm này còn là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Hình thức lỗi: Cố ý gián tiếp

Trong đó:

– Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không cứu giúp và hậu quả chết người xảy ra

– Chủ thể phải có điều kiện và khả năng cứu giúp, có nghĩa là chủ thể phải thấy được nạn nhân đang ở trong tình trạng bị nguy hiểm đến tính mạng. “Có điều kiện và khả năng cứu giúp” được hiểu là có khả năng cứu giúp và sự cứu giúp này không gây nguy hiểm cho bản thân mình hoặc cho người khác.

3. Hình phạt tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm

Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính:

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm: Đây là trường hợp người phạm tội do vô ý làm cho người khác lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và sau khi gây ra tình trạng như vậy đã không cứu giúp, mặc dù có điều kiện cứu giúp. Trong trường hợp này, người phạm tội là người đáng lẽ phải có trách nhiệm hơn ai hết trong việc cứu giúp, để sửa chữa hành vi sai trái của mình nhưng họ đã không cứu giúp.

– Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm”hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.