Hợp đồng cộng tác viên theo quy định pháp luật

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw xin chia sẻ với bạn về “Hợp đồng cộng tác viên theo quy định pháp luật” như sau:

Trong những năm gần đây, cộng tác viên là một công việc đang trở nên quen thuộc của thị trường lao động. Với tính chất làm việc một cách tự do, không thuộc biên chế chính thức của bất cứ một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào thì hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hợp đồng cộng tác viên

Hợp đồng cộng tác viên theo quy định pháp luật
Hợp đồng cộng tác viên theo quy định pháp luật

I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Lao động 2019

II. Nội dung

1. Bản chất của hợp đồng cộng tác viên

Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Theo quy định này thì hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.

Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định rằng: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Theo quy định này thì hợp đồng cộng tác viên sẽ được xem là hợp đồng lao động khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương

– Có nội dung thể hiện về sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên

Điểm khác nhau giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng lao động là trong hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động phải tuân thủ các quy định của Bộ luật lao động như đóng BHXH, BHYT, BHTN…

2. Hình thức của hợp đồng cộng tác viên

Trong trường hợp là hợp đồng dịch vụ thì hợp đồng cộng tác viên có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác định bằng hành vi cụ thể.

Trong trường hợp là hợp đồng lao động thì hợp đồng cộng tác viên phải được lập thành văn bản

3. Nội dung của hợp đồng cộng tác viên

Các nội dung của hợp đồng cần đảm các nội dung sau đây:

– Tên và địa chỉ trụ sở của người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp của công ty;

– Các thông tin cá nhân của người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân,…

– Các điều khoản trong nội dung của hợp đồng

+ Công việc, địa điểm, thời gian làm việc;

+ Thời hạn của hợp đồng;

+ Mức lương (mức thù lao nếu là hợp đồng dịch vụ), thời hạn trả lương, các chế độ phụ cấp (nếu có);

+ Các chế độ đóng bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thất nghiệp,…

+ Các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;

+ Trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng;

+ Giải quyết tranh chấp hợp đồng;

+ Điều khoản thi hành của hợp đồng

Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận, bổ sung thêm các điều khoản khác phù hợp với tính chất công việc, tuy nhiên cần đảm bảo được các nội dung trên của hợp đồng theo đúng quy định pháp luật.

4. Thời hạn của hợp đồng cộng tác viên

Tùy thuộc vào đặc tính của công việc để xác định thời hạn hợp đồng cộng tác viên theo thỏa thuận

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Hợp đồng cộng tác viên theo quy định pháp luật”hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.