Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp” như sau:

Trong nhiều trường hợp việc kinh doanh không thể tiếp tục, doanh nghiệp buộc phải thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh. Có hai hình thức có thể chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp là giải thể và phá sản. Hiện nay vẫn nhiều người có sự nhầm lẫn giữa hai hình thức này, tuy nhiên giải thể và phá sản là hai thủ tục khác nhau.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp năm 2020
  • Luật phá sản năm 2014

II. Nội dung 

STT Tiêu chí Phá sản Giải thế
1 Khái niệm Là khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản

 

Là việc chấm dứt hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu (ý chí chủ quan) đã đạt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật
2 Nguyên nhân Mất khả năng thanh toán nợ khi đến hạn i. Kết thúc thời gian hoạt động (trong điều lệ công ty) mà không gia hạn

ii. Theo quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp

iii. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục

iv. Bị thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3 Tính chất Là thủ tục tư pháp, tiến hành tại Tòa án, tiến hành theo những trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Phá sản 2014 Thủ tục hành chính, do doanh nghiệp tự quyết định giải thể hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp trên được thành lập quyết định giải thể
4 Thẩm quyền Quyết định của Tòa án, tiến hành tại Tòa án Quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
5 Điều kiện tiến hành
  • Các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo thứ tự luật định trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh.
  • Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ; phần nợ còn thiếu thì các chủ nợ phải chịu rủi ro.
  • Như vậy, doanh nghiệp bị phá sản có thể thanh toán hết hoặc không thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ.
Điều kiện để doanh nghiệp được phép giải thể đó là khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp; các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định.
6 Xử lý quan hệ tài sản Việc thanh lý tài sản, phân chia giá trị được doanh nghiệp thực hiện thông qua một tổ chức trung gian (Quản tài viên) Doanh nghiệp trực tiếp thanh toán các khoản nợ với các chủ nợ và nghĩa vụ tài chính khác
7 Hậu quả pháp lý Doanh nghiệp có thể bị:

i. Tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp

ii. Tái cơ cấu, thay đổi chủ sở hữu

Chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh
8 Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp – người quản lý bị hạn chế quyền tự do kinh doanh sau đó (cấm kinh doanh trong một thời gian nhất định..) Chủ doanh nghiệp – người quản lý không bị hạn chế quyền tự do kinh doanh sau đó
9 Thủ tục Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:

  • Bước 1: gửi đơn lên Tòa
  • Bước 2: Quyết định mở thủ tục phá sản
  • Bước 3: Kiểm kê tài sản
  • Bước 4: Thanh lý tài sản
  • Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ các bên liên quan
  • Bước 6: Tuyên bố phá sản

Thời hạn giải quyết một vụ giải thể ngắn hơn

  • Bước 1: Chủ doanh nghiệp gửi quyết định giải thể lên cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Bước 2: Kiểm kê tài sản
  • Bước 3: Thanh lý tài sản
  • Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ các bên liên quan
  • Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành xóa thông tin doanh nghiệp

Thời hạn giải quyết một vụ phá sản dài hơn

Trên đây nội dung về Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp, hy vọng có ích cho Quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 0962.976.053/024.6681.0622.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.