Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn, Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp hiện nay” như sau:
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để phát triển, có doanh nghiệp lớn mạnh, chiếm lĩnh thị trường, ngược lại có những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, dẫn đến không thể thanh toán những nghĩa vụ tài chính và lâm vào tình trạng phá sản.
I. Căn cứ pháp lý
- Luật phá sản năm 2014 có hiệu lực từ 1/1/2015
- Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định của Luật phá sản do hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao ban hành có hiệu lực từ 16/9/2016
II. Nội dung
1.Điều kiện để doanh nghiệp được công nhận phá sản
- Theo Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản năm 2014 quy định
“Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
- Như vậy một doanh nghiệp muốn được công nhận phá sản thì cần đáp ứng hai điều kiện:
+ Doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán
+ Doanh nghiệp bị toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản
2. Thủ tục để doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
- Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Toà án
+ Chỉ có những người có quyền, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 5 Luật phá sản năm 2014 mới được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
+ Người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn tại toà án nhân dân cấp tỉnh/huyện nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp
- Bước 2: Toà án nhận đơn
Sau khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản, toà án xem xét đơn yêu cầu:
+ Nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản
+ Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung
+ Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn thì toà án trả lại đơn
- Bước 3: Toà án thụ lý đơn
+ Sau khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản toá án thụ lý đơn
+ Toà án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn)
- Bước 4: Mở thủ tục phá sản
+ Toà án gửi thông báo đến người có quyền, nghĩa vụ liên quan về việc quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
+ Người có quyền, nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu Toà thực hiện biện pháp bảo toàn tài sản như: tuyên bố giao dịch vô hiệu; đình chỉ thực hiện hợp đồng…
- Bước 5: Triệu tập hội nghị chủ nợ
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.
Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
+ Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
+ Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
+ Đề nghị tuyên bố phá sản.
- Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Nếu doanh nghiệp không thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản
- Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
+ Thanh lý tài sản phá sản;
+ Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
Trên đây nội dung về Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp hy vọng có ích cho Quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.
Địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0962.976.053/024.6681.0622.
Trân trọng và cảm ơn!