Vẫn được tiếp tục kinh doanh sau khi mở thủ tục phá sản

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn hỏi luật sư như sau: Hiện nay công ty tôi đang có quyết định mở thủ tục phá sản của Toà án, nhưng lại có đơn đặt hàng lớn, dự tính sẽ mang lại lợi nhuận cao cho công ty và có thể có thêm chi phí để trả các khoản nợ của công ty. Vậy tôi có thể tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Asklaw, Luật sư tư vấn về tiếp tục kinh doanh sau khi mở thủ tục phá sản như sau:

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Phá sản năm 2014 có hiệu lực từ 1/1/2015

II. Nội dung

  • Điều 47 Luật Phá sản năm 2014 quy định về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định thủ tục phá sản

“1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.”

  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 thì công ty của bạn vẫn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Nhưng hoạt động kinh doanh của công ty bạn phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
  • Tuy nhiên những hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bạn sau đó không được vi phạm quy định cấm của luật tại Điều 48 Luật phá sản 2014:

“a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;

b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;

c) Từ bỏ quyền đòi nợ;

d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.”

  • Bên cạnh nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh thì có một số hoạt động khác cần báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện được quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014

“a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;

b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;

c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Theo đó trong trường hợp của công ty bạn đã có quyết định mở thủ tục phá sản thì vẫn có quyền được tiếp tục hoạt động kinh doanh, tuy nhiên để tránh phát sinh lỗ hoặc kinh doanh phi pháp nhằm tẩu tán tài sản thì mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Asklaw về tiếp tục kinh doanh sau khi mở thủ tục phá sản, hy vọng sẽ có ích cho Quý khách hàng.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 0962.976.053/024.6681.0622.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.