Quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw xin chia sẻ với bạn về “Quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn” như sau:

quyền thành lập

Bài viết sẽ cung cấp tới bạn đọc  thông tin liên quan đến đối tượng có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh nghiệp, giải thích nguyên nhân vì sao Luật doanh nghiệp lại có sự phân biệt đối tượng thực hiện hai nhóm quyền này

I. Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

II. Nội dung

1. Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Theo đó, cá nhân, tổ chức có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp trừ các nhóm đối tượng sau:

– Nhóm đối tượng làm việc tai cơ quan Nhà nước

    • Cán bộ, công chức, viên chức
    • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
    • Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước
    • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác
    • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình

– Nhóm đối tượng có năng lực hành vi dân sự hạn chế

    • Người chưa thành niên
    • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
    • Tổ chức không có tư cách pháp nhân

– Đối tượng đang gánh chịu hậu quả pháp lý

    • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc
    • Người đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng
    • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự

2. Quyền góp vốn vào doanh nghiệp

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp sau đây:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

3. Sự phân biệt đối tượng thực hiện quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh nghiệp

Có thể thấy, đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp rộng hơn các đối tượng có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp.

Sở dĩ có sự phân biệt giữa 2 nhóm quyền liên quan đến doanh nghiệp này, bởi vì người thành lập doanh nghiệp sẽ đi đôi với việc có quyền quản lý doanh nghiệp. Trong trường hợp người thành lập, quản lý doanh nghiệp đó đang làm iệc tại cơ quan Nhà nước thì sẽ không khách quan trong quá trình quản lý doanh nghiệp, có thể xảy ra các tình trạnh như ưu tiên trong quá trình doanh nghiệp hoạt động, sử dụng thông tin bí mật của Nhà nước đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mình…

Còn đối với việc góp vốn thì mục đích của việc này là thu lợi nhuận không có ảnh hưởng lơn đến các quyết định của công ty nên đối tượng sẽ rộng hơn để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.