Vi bằng và thủ tục lập vi bằng theo pháp luật hiện hành

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw xin chia sẻ với bạn về “Vi bằng và thủ tục lập vi bằng theo pháp luật hiện hành” như sau:

Không ít người nhầm lẫn vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị như văn bản công chứng. Tuy nhiên đây là 2 văn bản khác nhau. Bài viết này xin cung cấp đến bạn đọc các thông tin liên quan đến vi bằng để phần nào giúp bạn đọc có thể hiểu rõ vi bằng là gì và phân biệt được vi bằng và văn bản công chứng

I. Cơ sở pháp lý

Nghị định 08/2020/NĐ-CP

II. Nội dung

1. Vi bằng là gì

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

2. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng

Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

3. Thủ tục lập vi bằng

Bước 1: Khi có sự kiện phát sinh trên thực tế, với mong muốn và yêu cầu của các đương sự thì Thừa phát lại hoặc Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại sẽ đến ghi lại hành vi đó một cách khách quan, trung thực (trong trường hợp cần thiết thì có thể mời người làm chứng). Việc ghi lại những hành vi khách quan xảy ra trên thực tế do Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện sẽ do Thừa phát lại chịu trách nhiệm

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:

– Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại;

– Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm;

– Người tham gia khác (nếu có);

– Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu;

– Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

– Chữ ký của Thừa phát lại và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

– Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Bước 2: Vi bằng sẽ được lập thành 3 bản chính, 1 bản giao cho người yêu cầu giữ, 1 bản gửi cho Sở tư pháp và 1 bản lưu trữ tại văn phòng thừa phát lại.

Bước 3: Gửi vi bằng đến Sở tư pháp để thực hiện việc đăng ký trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập vi bằng.

Trong thời hạn không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng thì Sở tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng thừa phát lại; nếu phát hiện việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng thì Sở tư pháp có quyền từ chối đăng ký và phải thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Vi bằng và thủ tục lập vi bằng theo pháp luật hiện hành”hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.