Xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Câu hỏi: Thưa luật sư, tôi đang kinh doanh một nhà hàng ăn, có đăng ký nhãn hiệu và đã được cấp văn bằng bảo hộ vào năm 2018. Tuy nhiên mới đây tôi phát hiện có một cơ sở kinh doanh A đã sử dụng nhãn hiệu của tôi mà không xin phép. Tôi muốn hỏi luật sư tôi phải làm gì để bảo vệ nhãn hiệu của tôi khỏi hành vi xâm phạm nhãn hiệu của cơ sở kinh doanh A?

Câu trả lời:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Asklaw, Luật sư tư vấn về việc xử lý hành vi vi xâm phạm nhãn hiệu như sau:

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.

II. Tư vấn pháp lý.

1.Thế nào là xâm phạm nhãn hiệu

  • Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

“…a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;..”

  • Trong trường hợp của bạn, nhãn hiệu về nhà hàng ăn của bạn đã được cấp văn bằng bảo hộ vào năm 2018 nên cơ sở kinh doanh A không được sự cho phép của bạn mà sử dụng nhãn hiệu này thì được coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
  • Theo đó cơ sở kinh doanh A sử dụng nhãn hiệu của bạn được xem là đã có hành vi xâm phạm nhãn hiệu khi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho cùng danh mục dịch vụ là nhà hàng ăn theo Điểm a, Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ.

2. Xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu của cơ sở kinh doanh A thì bạn có thể lựa chọn các hình thức xử lý như hành chính, dân sự.

  • Thứ nhất là trách nhiệm hành chính: 

Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ quy định về Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phát hành chính:

“...a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;…

Theo đó hành vi của cơ sở kinh doanh A gây thiệt hại cho bạn cũng như người tiêu dùng khi có sự nhầm lẫn về sản phẩm dịch vụ giữa nhà hàng ăn của bạn và nhà hàng ăn của cơ sở kinh doanh A nên hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính.

Điều 214 Luật sở hữu trí tuệ quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính:

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

Theo đó cơ sở kinh doanh A sẽ bị buộc chấm dứt hành vi xâm phạm là sử dụng nhãn hiệu trái quy định pháp luật và có thể bị đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh.

  • Thứ hai là trách nhiệm dân sự

Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ quy định về các biện pháp dân sự có thể áp dụng:

Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

4. Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Khi áp dụng biện pháp dân sự bạn cần phải nộp đơn khởi kiện ra toà và toà sẽ buộc cơ sở kinh doanh A chấm dứt hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép, xin lỗi và cải chính công khai và có thể yêu cầu cơ sở kinh doanh A bồi thường thiệt hai do hành vi của mình gây ra.

3. Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu

  • Bước 1: Thu thập thông tin, lập vi bằng

Việc lập vi bằng đảm bảo bên vi phạm không gỡ bỏ bằng chứng về hành vi vi phạm của mình. Bạn có thể sử dụng hình ảnh cơ sở kinh doanh A dùng nhãn hiệu của bạn để quảng cáo, trưng bày, làm biển hiệu… làm bằng chứng.

  • Bước 2: Giám định hành vi vi phạm nhãn hiệu

Có thể yêu cầu Viện khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam thực hiện giám định sở hữu công nghiệp để xác định hành vi của cơ sở kinh doanh A có được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không.

  • Bước 3: Gửi thư cảnh cáo

Thử cảnh cáo nhằm nhanh chóng ngăn chặn bên vi phạm tiếp thục thực hiện hành vi xâm phạm của mình như yêu cầu họ: ngừng việc sử dụng trái phép nhãn hiệu; loại bỏ các yếu tố xâm phạm; xin lỗi công khai…

  • Bước 4: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm

Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

  • Bước 5: Khởi kiện ra toà án có thẩm quyền

Bạn có thể khởi kiện cơ sở kinh doanh A ra toà án có thẩm quyền, khi xét thấy có hành vi vi phạm toà sẽ yêu cầu họ thực hiện việc: Chấm dứt hành vi vi phạm;  xin lỗi và cải chính thông tin công khai; Bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại thực tế.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Asklaw về vấn đề xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu, hy vọng sẽ có ích cho Quý khách hàng.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 0962.976.053/024.6681.0622.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.