Buôn lậu và trách nhiệm hình sự?

Xin chào quý bạn đọc, cảm ơn các bạn đã quan tâm đến website của Asklaw (Asklaw.com.vn)

Buôn lậu hiện nay thường xuyên xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới. Do giáp ranh qua đường biên giới, lợi nhuận kinh tế,… Tội phạm và những người có liên quan không màng đến pháp luật. Ở Việt Nam cũng vậy cũng một phần do kém hiểu biết về kiến thức pháp luật, một số người đa bị lôi kéo, lợi dụng, dụ dỗ vào con đường phạm tội.

Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số kiến thức liên quan đến “Buôn lậu và trách nhiệm hình sự”

1.Cơ sở pháp lý

2. Khái niệm

  • Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.

Phân biệt tội 'Buôn lậu' và tội 'Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên  giới'

3.Mức phạt với tội buôn lậu

a) Phạt hành chính:

Căn cứ điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tối thiểu từ  500.000-1.000.000 đồng, mức phạt cao nhất Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, có thể phạt tiền gấp đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều này. Ngoài ra người vi phạm còn phải chịu thêm các hình phạt bổ sung (quy định tại khoản 4) và các biện pháp khắc phục (quy định tại khoản 5). Đối với cá nhân và đối với pháp nhân: Căn cứ theo điểm a, b, c, d, đ Khoản 6 Điều 188 BLHS 2015 quy định về mức phạt đối với tội buôn lậu với các khung hình phạt khác nhau như : phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung khác (điểm e)

b) Chịu trách nhiện hình sự

Căn cứ theo điều 188 BLHS 2015 quy định:

  • Đối với cá nhân:

Khung 1:

Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

* Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

– Có tổ chức;

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm.

* Khung 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

– Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

– Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

* Khung 4:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

– Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

– Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

– Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

* Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

  • Đối với pháp nhân:

Pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu thì bị phạt như sau:

– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu phạm tội mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

+ Hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật;

+ Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

– Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định sau:

+ Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

4.Chú ý

Buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý. Nhưng trường hợp vẫn chuyển không nhằm mục đích buôn bán mà sử dụng hoặc khi bị phát hiện mọi người thường gian dối trong lời khai. Lúc đó các bạn có thể bị sử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự với tội danh vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới ( quy định tại điều 189 BLHS 2015 và Nghị định 96/2020/NĐ-CP )

Xem thêm:

Điều kiện bảo vệ người thứ ba ngay tình

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Buôn lậu và trách nhiệm hình sự?”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.