Chứng nhận VietGap là gì và lợi ích như thế nào?

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Chứng nhận VietGap là gì và lợi ích như thế nào?”.

Bài viết này Luật Asklaw sẽ thông tin cho quý khán giả những thông tin liên quan đến khái quát chung về chứng nhận VietGap, lợi ích của chứng nhận VietGap, điều kiện, trình tự và nội dung đánh giá để có chứng nhận này.

1. Căn cứ pháp lý.

  • Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT;
  • Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT.

2. Khái quát chung về chứng nhận VietGap.

VietGap (Theo Wikipedia ) là viết tắt của cụm từ Vietnamese good agricultural practices có nghĩa là thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn những tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm mục đích đảm bảo: An toàn thực phẩm; Sức khỏe an toàn lao đồng; Bảo vệ môi trường trường và Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Theo Khoản 1, Điều 2, Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định như sau “thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices – GAP) là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động”.

Theo Khoản 4, Điều 2, Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT và Khoản 1, Điều 2, Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau ” Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất phù hợp với VietGAP”.

Dịch vụ chứng nhận Vietgap - VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA GOODVN

3. Lợi ích của chứng nhận VietGap.

a. Tạo lợi thế cạnh tranh, mở rộng được kênh phân phối trực tiếp vào cửa hàng, siêu thị, trường học, khách sạn.
Việc đạt được Chứng chỉ thực hành nông nghiệp tốt theo VietGAP là một bằng chứng về thực phẩm an toàn và tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các cơ sở sản xuất. Hiện nay hầu hết các tỉnh thành đều đang thiết lập mô hình chuỗi thực phẩm an toàn để cung cấp vào các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị, trường học, khách sạn và điều kiện để tham gia vào chuỗi thực phẩm an toàn đối với các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt là phải có chứng nhận VietGAP, chứng chỉ VietGAP là một trong các yêu cầu gần như bắt buộc.

b. Tạo niềm tin với khách hàng và đối tác.
Cơ sở sản xuất đạt được chứng chỉ thực hành nông nghiệp tốt theo VietGAP là một bằng chứng về thực phẩm an toàn, đó như một lời cam kết chất lượng và an toàn của sản phẩm đối với khách hàng và đối tác. Từ đó xây dựng niềm tin, tạo dựng thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm mà mình mang lại.

c. Giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản phẩm.
Nếu cơ sở áp dụng triệt để và tuân thủ theo các nguyên tắc của VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 thì chi phí sản xuất chắc chắn sẽ giảm do áp dụng các biện pháp khoa học trong bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng các biện pháp tăng cường dinh dưỡng cho đất, phòng ngừa sâu bệnh gây hại thì sẽ giảm lãnh phí khi sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tràn lan mà không đem lại hiệu quả.

d. Tạo cơ hội xuất khẩu cho hàng nông sản.
Tiêu chuẩn VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 được biên soạn trên cơ sở hài hòa với ASEAN GAP và có tham khảo một số tiêu chuẩn GAP khác trên thế giới như: GlobalG.A.P (quốc tế), JGAP (Nhật Bản) do đó khi doanh nghiệp đạt được chứng chỉ VIETGAP sẽ tạo cơ hội rất lớn để có thể xuất khẩu sản phẩm (lấy ví dụ như vải thiều lục ngạn Bắc Giang, thanh long Bình Thuận sau khi đạt VIETGAP đã mở rộng được thị trường xuất khẩu sang nhiều nước).

4. Điều kiện để có chứng nhận VietGap.

Tại Việt Nam, VietGAP được ban hành vào ngày 28/1/2008, đây là tiêu chuẩn riêng của Việt Nam. Các tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận VietGAP cần đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí sau:
– Thứ nhất là về kỹ thuật sản xuất;
– Thứ hai là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch;
– Thứ ba là tiêu chuẩn về môi trường làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân;
– Thứ tư là truy tìm nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Chứng nhận VietGAP là gì? Thủ tục cấp giấy chứng nhận VietGAP

5. Trình tự và nội dung đánh giá để có chứng nhận VietGap.

Theo Điều 16 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT và Khoản 4, Điều 2 Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT thì trình tự và nội dung đánh giá như sau:

“1. Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.

Riêng đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản; sản phẩm bò sữa, gia cầm, lợn, ong thuộc lĩnh vực chăn nuôi tiêu chí đánh giá theo Phụ lục IXA, Phụ lục IXB và Phụ lục IXC ban hành kèm theo Thông tư này cho đến khi ban hành VietGAP phiên bản mới.

2. Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP (trong trường hợp cơ sở sản xuất không cung cấp được kết quả phân tích hoặc kết quả phân tích không phù hợp); phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, trường hợp chưa có quy định thì theo phương pháp của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.

3. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên:

a) Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ theo Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này ;

b) Đánh giá tài liệu lưu trữ;

c) Đánh giá thành viên đại diện nhóm: Số lượng thành viên đại diện nhóm được đánh giá do tổ chức chứng nhận quyết định theo từng trường hợp cụ thể nhưng tối thiểu bằng căn bậc 2 (đối với đánh giá lần đầu) hoặc tối thiểu 2/3 của căn bậc 2 (đối với đánh giá lại) hoặc tối thiểu ½ của căn bậc 2 (đối với đánh giá giám sát) của tổng số thành viên trong nhóm.

4. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 và Điều 17 của Thông tư này các tổ chức chứng nhận VietGAP xây dựng hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đăng ký; trình tự và nội dung đánh giá, thời gian đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận VietGAP”.

Xem thêm: https://asklaw.com.vn/chung-nhan-brc-la-gi-va-loi-ich-nhu-the-nao.html

Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Chứng nhận VietGap là gì và lợi ích như thế nào?”, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Thông tin liên hệ:

Gmail: Luatasklaw@gmail.com

Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622

Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội..TrangChu – Asklaw.com.vn

Giới thiệu – Asklaw.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.