Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn. Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Đất tín chấp tại ngân hàng có được chuyển nhượng ?”
Nhiều người đã bị mắc phải trường hợp tương tự cụ thể đã đặt cọc và làm hợp đồng với bên chủ đất nhưng khi tiến hành thủ tục sang tên lại không thực hiện được. Do đất này đang được thế chấp tại ngân hàng làm ảnh hưởng tới quyền lợi bên mua.
Cơ sở pháp lý:
Đất tín chấp tại ngân hàng có được chuyển nhượng?
Theo quy định tại điều 321 Luật dân sự 2015 quy định quyền của bên thế chấp:
- Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thoả thuận.
- Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. - Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Như vậy đối với tài sản là nhà ở, đất thuộc Khoản 5 khi muốn giao dịch như chuyển nhượng, sang tên cần phải được sự đồng ý của bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp không được bên nhận thế chấp không đồng ý nhưng giao dịch mua bán, tặng cho đất vẫn được diễn ra là vi phạm điều cấm của luật. Do đó có căn cứ để xác định hợp đồng mua bán tặng cho đất của hai bên bị vô hiệu hoá.
Điều 131 Bộ luật Dân sự quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Đối với các trường hợp do bên bán cố tình che dấu bên mua không biết tài sản là đất đang bị tín chấp, hoặc 1 trong các trường hợp khác dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu . Các bên sẽ khôi phục lại hiện trạng ban đầu, trao trả cho nhau tiền, đất hoặc các tài sản khác đã giao dịch trong hợp đồng này
Trên đây là thông tin của Công ty Luật TNHH Asklaw về “Đất tín chấp tại ngân hàng có được chuyển nhượng ?”
, hy vọng sẽ có ích cho bạn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
Gmail: Luatasklaw@gmail.com
Hotline: 0962.976.053/024.6681.0622
Đia chỉ: Công ty Luật TNHH Asklaw, địa chỉ: Số 79 phố Thiên Hiền , phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Trân trọng và cảm ơn!