Hạn chế của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

Xin chào Quý bạn đọc, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Asklaw.com.vn, Công ty Luật TNHH Asklaw sẽ thông tin tới bạn về “Hạn chế của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp” như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập của doanh nghiệp nên nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy những quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp cần đảm bảo quyền và lợi ích của doanh nghiệp.

I. Căn cứ pháp lý 

  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi năm 2013.

II. Nội dung

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã đạt được một số ưu điểm như mở rộng phạm vi điều chỉnh, áp dụng cho cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số đối tượng khác như công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam … Bổ sung một số nguồn thu mới phát sinh trong nền kình tế thị trường, xoá bỏ sự phân biệt thuế suất và điều chỉnh thuế suất gần với mức thuế suất trung bình của các quốc gia trên thế giới.

1. Hạn chế của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bên cạnh những ưu điểm mà Luật thuế thu nhập doanh nghiệp dạt được vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định cần khắc phục trong thời gian tới như:

Thứ nhất, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Mặc dù trong những năm qua thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm dần, mức thuế suất phổ thông từ 32% xuống 28% (áp dụng từ 1/1/2014), từ 28% xuống 25% (áp dụng từ 1/1/2019) và đến năm 2016 thuế suất chỉ còn 20%.
  • Tuy nhiên mức thuế suất này vẫn tương đối cao so với một số nước trong khu vực, làm ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp tích tụ vốn, tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, thu nhập chịu thuế, miễn thuế

  • Về phương pháp xác định doanh thu, chi phí chịu thuế chưa đảm bảo tính thực thi, như các quy định về thời điểm xác định doanh thu, cách xác định doanh thu trong một số trường hợp cụ thể.
  • Chưa có sự phần biệt rõ ràng về thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế chưa rõ ràng, một số khoản chi phí thực tế cần thiết cho sản suất kinh doanh nhưng không được trừ đi khi tính thuế, khiến doanh nghiệp phải chịu thuế nhiều hơn.

Thứ ba, ưu đãi thuế

  • Việc duy trì hai hình thức ưu đãi thuế thu nhập danh nghiệp là ưu đã về thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn giảm thuế dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp “lách luật bằng cách” sau khi thời gian miễn giảm thuế kết thúc sẽ tìm cách kê khai lỗ hoặc giải thể thành lập doanh nghiệp mới.
  • Thời gian ưu đãi thuế tương đối dài, thời gian áp dũng ưu đãi thuế suất 10% có thể lên đến 30 năm
  • Thủ tục hưởng ưu đãi còn phức tạp, thường xuyên thay đổi, khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục xin hưởng ưu đãi thuế

2. Một số đề xuất, kiến nghị.

  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: tiếp tục xây dựng lộ trình giảm thuế cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tích tụ vốn, tái đầu tư thực hiện mở rộng kinh doanh, phát triển sản xuất.
  • Thu nhập chịu thuế, miễn thuế: bổ sung những quy định pháp luật, quy định rõ ràng về các khoản thu nhập chịu thuế, và các khoản thu nhập miễn thuế. Về các thời điểm xác định doanh thu hay cách xác định doanh thu trong một số trường hợp cụ thể. Tránh để xảy ra tình trạng thất thoát thuế, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
  • Ưu đãi thuế:  Lựa chọn một trong hai hình thức ưu đãi thuế, tránh tình trạng doanh nghiệp được hưởng ưu đãi nhiều lần, trốn tránh nghĩa vụ thuế. Xem xét giảm bớt thời gian hưởng ưu đã thuế doanh nghiệp (Có thể tham khảo một số nước trên thế giới như: ở Thái Lan quy định số thuế được miễn trong thời kỳ ưu đãi không vượt quá số vốn đầu tư của dự án và thời gian không quá 8 năm…). Quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục hưởng ưu đãi thuế, đồng bộ kịp thời mẫu hồ sơ, kê khai nộp thuế.

Trên đây nội dung về Hạn chế của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, hy vọng có ích cho Quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Asklaw để được hỗ trợ tốt nhất.

Địa chỉ: Số 3, ngõ 76/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại. 0962.976.053/024.6681.0622.

Trân trọng và cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.